Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa: Sai phạm gần 5 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thanh tra tỉnh vừa có Kết luận số 15/KL-TTr về những sai phạm xảy ra tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa, Gia Lai trong giai đoạn 2013-2017, đồng thời kiến nghị UBND tỉnh xử lý trách nhiệm đối với 7 cá nhân có liên quan và thu hồi, nộp ngân sách số tiền sai phạm gần 5 tỷ đồng.
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa sai phạm gần 5 tỷ đồng (ảnh minh họa)
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa sai phạm gần 5 tỷ đồng (ảnh minh họa)
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa được thành lập vào năm 2007 trên cơ sở chuyển đổi từ Lâm trường Mang Yang II. Ban Quản lý là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập và được giao quản lý, bảo vệ hơn 18.000 ha rừng.
Từ năm 2013 đến 2017, Ban Quản lý được cấp hơn 9,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và hơn 17,7 tỷ đồng từ nguồn dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý tài chính, Ban Quản lý đã thực hiện không đúng theo quy định dẫn đến nhiều sai phạm. Theo đó, đối với nguồn ngân sách nhà nước, Ban Quản lý đã không nộp vào ngân sách các khoản tiền cho thuê đất, thanh lý xe ô tô; sử dụng nguồn kinh phí phục vụ phòng cháy, chữa cháy không hết nhưng không hoàn trả vào ngân sách. Tổng số tiền sai phạm các khoản trên là hơn 150 triệu đồng. Cùng với đó, Ban Quản lý đã chi ngân sách không đúng quy định với nhiều nội dung như: chi tiền nhiên liệu, chi tiếp khách, chi công tác phí, chi mua vật tư hàng hóa… Đối với nguồn kinh phí được cấp từ dịch vụ môi trường rừng, Ban Quản lý cũng thực hiện không đúng quy định các nội dung chi có tính chất thường xuyên như: chi công tác tuyên truyền, chi trực phòng-chống cháy rừng, chi mua quà, chi trả tiền thuê nhân viên… Tổng số tiền sai phạm 2 nội dung trên là hơn 2,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chi cho việc thi công các công trình lâm sinh như: chi nguồn kinh phí nuôi dưỡng trồng rừng; kinh phí làm đường ranh cản lửa; phát đốt trước có điều khiển… Ban Quản lý đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số để lập chứng từ kế toán không trung thực nhằm hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ nhằm sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng không đúng với nội dung, mục đích đã thanh toán. Đặc biệt, trong số những hộ dân có hợp đồng giao khoán với Ban Quản lý, khi Thanh tra tỉnh tìm hiểu đều cho rằng, họ không biết và không ký vào những chứng từ liên quan. Chính vì vậy, tổng số tiền mà Thanh tra tỉnh phát hiện sai phạm lên đến hơn 2,6 tỷ đồng. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện đào hào chống xâm lấn vào các năm 2013 và 2014, Ban Quản lý cũng đã tổ chức nghiệm thu, thanh toán vượt khối lượng cho đơn vị thi công hơn 190 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền sai phạm trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được cấp của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa là hơn 5,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra, Ban Quản lý đã nộp lại vào ngân sách nhà nước số tiền hơn 664 triệu đồng nên Thanh tra tỉnh kiến nghị thu hồi tổng số tiền sai phạm hơn 4,71 tỷ đồng. Đồng thời, Thanh tra tỉnh cũng kiến nghị UBND tỉnh xử lý trách nhiệm đối với 7 cá nhân gồm: ông Hoàng Thi Thơ-nguyên Trưởng ban Quản lý giai đoạn 2013-2016; ông Văn Hải Hội-nguyên Trưởng ban Quản lý giai đoạn 2016-2018; ông Mai Hồng Chương-Phó Trưởng ban Quản lý; ông Phạm Đức Linh-Kế toán trưởng; bà Phạm Thị Mỹ Diệu, Phan Thị Hồng Phượng-nhân viên kỹ thuật; bà Trương Thị Hồng Lan-thủ quỹ về những sai phạm nói trên.
Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.