Ban Dân tộc, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kết nghĩa với làng Klư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 7-3, tại Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Klư (xã Krong, huyện Kbang), Ban Dân tộc phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức lễ kết nghĩa với Nhân dân làng Klư. Dự lễ kết nghĩa có đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, làng Klư tổ chức ký giao ước kết nghĩa với nhiều cam kết hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Ảnh: Công Linh
Đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, làng Klư tổ chức ký giao ước kết nghĩa với nhiều cam kết hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Ảnh: Công Linh

Làng Klư cách trung tâm xã Krong khoảng 35 km, có 87 hộ với 313 khẩu, là làng đặc biệt khó khăn. Tính đến cuối năm 2023, làng còn 28 hộ nghèo và 19 hộ cận nghèo. Nguồn thu nhập chính chủ yếu của người dân đều từ nông nghiệp, điều kiện kinh tế-xã hội của làng còn nhiều khó khăn.

Trong khuôn khổ chương trình, đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và làng Klư đã ký kết giao ước kết nghĩa. Theo đó, 2 cơ quan kết nghĩa sẽ hỗ trợ, giúp đỡ làng Klư tập trung phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân trong làng; vận động bà con tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, 2 cơ quan kết nghĩa phấn đấu chọn từ 5 hộ nghèo, khó khăn để hỗ trợ, giúp đỡ.

Đại diện đơn vị kết nghĩa tặng quà cho 5 hộ đăng ký thoát nghèo của làng Klư trong năm 2024. Ảnh: Công Linh

Đại diện đơn vị kết nghĩa tặng quà cho 5 hộ đăng ký thoát nghèo của làng Klư trong năm 2024. Ảnh: Công Linh

Việc Ban Dân tộc và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kết nghĩa với làng Klư nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa 2 cơ quan với làng và giữa cán bộ, công chức, viên chức với Nhân dân, từ đó giúp bà con địa phương nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để thoát nghèo, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Giao ước kết nghĩa cũng sẽ góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở...

Dịp này, 2 cơ quan kết nghĩa cũng tặng quà lưu niệm cho làng Klư và 5 hộ đăng ký thoát nghèo trong năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.