Bản án đích đáng đối với kẻ lừa đảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 24-8, Tòa án nhân dân tỉnh đã quyết định tuyên phạt: Nguyễn Thị Thúy Nội (SN 1958, ở tổ dân phố 10, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) 13 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và buộc bị cáo này phải có trách nhiệm bồi thường tổng cộng trên 600 triệu đồng cho các bị hại...

 Nguyễn Thị Thúy Nội tại phiên tòa. Ảnh: H.C
Nguyễn Thị Thúy Nội tại phiên tòa. Ảnh: H.C

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và những lời khai nhận tại phiên tòa thì: Thấy nhiều sinh viên ra trường không có việc làm nên Nguyễn Thị Thúy Nội đã tự ý đưa ra những thông tin không có thật là bản thân có rất nhiều mối quan hệ với cán bộ các cấp, có nhiều khả năng xin việc làm trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể... Bởi vậy, nhiều người tin tưởng gửi hồ sơ và đưa tiền cho Nội để đi “chạy việc làm”. Khi nhận tiền và hồ sơ xin việc, Nội tự ý đưa ra mức tiền cho từng vị trí công việc và yêu cầu những người xin việc phải đặt cọc trước một số tiền nhất định, đến khi nhận được quyết định đi làm thì sẽ đưa hết số tiền còn lại. Bằng thủ đoạn gian dối nêu trên, từ tháng 8-2012 đến tháng 1-2015, Nội đã nhận và chiếm đoạt tổng cộng 735 triệu đồng của các ông, bà: Hồ Ngọc Trung (phường Phù Đổng, TP. Pleiku), Nguyễn Thị Xuân Thu (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Đỗ Văn Thịnh (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum), Phạm Thị Hằng (xã Hneng, huyện Đak Đoa), Lê Thị Tươi (xã Ia Yok, huyện Ia Grai), Nguyễn Thanh Hiền (phường Yên Thế, TP. Pleiku), Nguyễn Đình Học (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện), Hà Duy Quốc (xã Hòa Phú, huyện Chư Pah)...

Sau khi nhận tiền, Nội né tránh trách nhiệm như đã cam kết nên bị các nạn nhân làm đơn tố cáo, gửi đến các cơ quan có thẩm quyền. Ngày 3-7-2015, Nội bị bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình điều tra, Nội chỉ thừa nhận đã nhận 165 triệu đồng của các ông Nguyễn Thanh Hiền, Hà Duy Quốc và Nguyễn Đình Học để đi xin việc làm. Số tiền còn lại của các ông, bà: Hồ Ngọc Trung, Nguyễn Thị Xuân Thu, Đỗ Văn Thịnh, Phạm Thị Hằng, Lê Thị Tươi, Lê Văn Chiến... là việc vay mượn dân sự, có trả lãi 3%/tháng. Số tiền vay mượn này, Nội đã đầu tư vào việc mua bán các loại thực phẩm chức năng và đã bị thua lỗ hết. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án cũng như tại phiên tòa, Nội không hề đưa ra được tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh cho việc vay mượn tiền và đầu tư mua bán thực phẩm chức năng như tự khai báo. Trong khi đó, rất nhiều giấy biên nhận do chính tay Nội ký nhận tiền của các bị hại (Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn Đình Học, Hà Duy Quốc...) có ghi rất rõ lý do nhận tiền là để “xin việc làm” hay “xin việc” (đã có kết luận giám định của cơ quan chức năng). Ngoài ra, rất nhiều lời khai nhận tại phiên tòa khẳng định rõ: Nguyễn Thị Thúy Nội đã cố tình có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi vậy, việc tự khai báo của Nội là thủ đoạn gian dối hòng che giấu hành vi phạm tội của bản thân.

Hoàng Cư

Có thể bạn quan tâm

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.