Ayun Pa: Giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob cho lợi nhuận hơn 54 triệu đồng/ha

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 1-11, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổng kết mô hình trồng ngô ngọt năm 2024 tại tổ 5, phường Hòa Bình.

z5989143943841-21ec9f8f63d990b795c1d787e430b09d.jpg
Các đại biểu tham quan mô hình trồng ngô ngọt lai F1 Golden Cob tại tổ 5, phường Hòa Bình. Ảnh: Vũ Chi

Mô hình được triển khai trên diện tích 1 ha tại hộ ông Nguyễn Văn Hải (tổ 5, phường Hòa Bình), sử dụng giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob, do Công ty TNHH East-West Seed cung cấp. Tổng kinh phí thực hiện mô hình hơn 25,5 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách thị xã hơn 20,6 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp hơn 4,8 triệu đồng.

Tham gia mô hình, hộ nông dân được hỗ trợ 70% tiền giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; được tư vấn kỹ thuật, tập huấn, tổng kết, nghiệm thu đánh giá mô hình.

Theo đánh giá, cây ngô ngọt có thời gian sinh trưởng từ 65-75 ngày, cứng cây, chống ngã đổ tốt, sinh trưởng khỏe; trọng lượng trái trung bình 0,4 kg/trái; trái to, độ kết hạt dày, chống chịu sâu bệnh tốt.

ong-nguyen-van-hai-to-5-phuong-hoa-binh-phan-khoi-boi-giong-ngo-ngot-cho-trai-bap-to-deu-hat-day-ban-duoc-gia-anh-vu-chi.jpg
Ông Nguyễn Văn Hải (tổ 5, phường Hòa Bình) phấn khởi bởi giống ngô ngọt cho trái bắp to đều, hạt dày, bán được giá. Ảnh: Vũ Chi

Với giá bán loại 1 là 4.200 đồng/trái; loại 2 là 3.200 đồng/trái, loại 3 là 2.200 đồng/trái, sau khi trừ chi phí, hộ dân lãi 54,6 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình 6,2 triệu đồng/ha.

Việc triển khai mô hình giúp nông dân từng bước thay đổi phương thức sản xuất cũ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế; đồng thời tạo ra sản phẩm đặc trưng, an toàn, hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). 

Ảnh: Mai Ka

Nghề nuôi ong ở Chư Nghé

(GLO)- Đó là chuyện của mấy chục năm về trước ở thị tứ Chư Nghé, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Anh Trần Văn Huynh-một người bạn của tôi-kể: Năm 1995, anh rời Hà Nam vào Ia Grai lập nghiệp.