Giống bắp sinh khối ĐH 17-5: Năng suất, chất lượng vượt trội cho chăn nuôi bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 4-9, Viện Nghiên cứu Ngô (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Trang trại bò sữa NutiMilk thuộc Công ty cổ phần Chăn nuôi bò thịt-bò sữa Cao Nguyên (Nutifood) tổ chức hội nghị giới thiệu giống bắp sinh khối ĐH 17-5 tại xã Đak Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.

Các đại biểu tham quan thực tế mô hình khảo nghiệm giống bắp sinh khối ĐH 17-5 tại Trang trại bò sữa NutiMilk. Ảnh: T.T
Các đại biểu tham quan thực tế mô hình khảo nghiệm giống bắp sinh khối ĐH 17-5 tại Trang trại bò sữa NutiMilk. Ảnh: T.T

Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định phục vụ cho hàng ngàn con bò sữa, Trang trại bò sữa NutiMilk đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Ngô trồng khảo nghiệm 1,4 ha giống bắp ĐH 17-5. Sau 3 tháng trồng, hiện giống bắp này chuẩn bị cho thu hoạch với kỳ vọng sẽ là nguồn thức ăn chất lượng của trang trại bò sữa trong tương lai.

Tại hội nghị, Tiến sĩ Đặng Ngọc Hạ-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô là tác giả giống ĐH 17-5-cho biết: Qua 3 vụ khảo nghiệm cơ bản trên các vùng đất khác nhau, giống bắp sinh khối ĐH 17-5 được đánh giá có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống bắp đối chứng từ 1-2 ngày trong vụ xuân và 3-4 ngày trong vụ đông.

Cây bắp sinh trưởng phát triển khỏe, độ đồng đều cao, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Năng suất chất xanh từ 54-75 tấn/ha, cao hơn các giống đối chứng từ 1,6-16%. Chính vì bắp sinh khối ĐH 17-5 cho năng suất cao, chất lượng tốt nên đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho lưu hành từ tháng 11-2022.

Giống bắp sinh khối ĐH 17-5 cho năng suất, chất lượng vượt trội. Ảnh: T.T

Giống bắp sinh khối ĐH 17-5 cho năng suất, chất lượng vượt trội. Ảnh: T.T

Đánh giá về giống bắp sinh khối ĐH 17-5, ông Hoàng Minh Thành-Giám đốc chăn nuôi (Trang trại bò sữa NutiMilk) cho biết: Nhìn thực tế thì thấy giống bắp ĐH 17-5 cho năng suất, chất lượng rất tốt, sẽ là nguồn thức ăn chất lượng cho bò sữa. Tuy nhiên, đây mới chỉ là mô hình khảo nghiệm nên cần phải có những đánh giá cụ thể hơn trong quá trình thu hoạch. Khi đó, nếu giống bắp ĐH 17-5 phát triển tốt thì chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch liên kết với nhiều hộ dân để mở rộng diện tích, đảm bảo ổn định nguồn thức ăn cho đàn bò.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.