An Khê nâng cao chất lượng phong trào thể dục, thể thao quần chúng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 1-12-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao (TDTT) đến năm 2020, phong trào TDTT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong quần chúng Nhân dân.
Quang cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Hồng Thi
Quang cảnh lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng thị xã An Khê lần thứ IX năm 2015. Ảnh: Hồng Thi
Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tiếp tục thu hút sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân với phương châm mỗi người tự lựa chọn cho mình một môn TDTT phù hợp để tập luyện hàng ngày như: đi bộ, xe đạp, thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, võ thuật, bơi lội, yoga, gym, thể dục thẩm mỹ, khiêu vũ, nhảy hiện đại...
Các nhóm, đội, câu lạc bộ TDTT ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng. Trên địa bàn thị xã hiện có 42 câu lạc bộ TDTT (được công nhận và tự phát) được thành lập, hoạt động thường xuyên, thu hút đông đảo hội viên tham gia (năm 2011 có 6 câu lạc bộ).
Các đội tranh tài với nhau trong ngày khai mạc. Ảnh: Hồng Thi
Các vận động viên thi đấu tại Giải bóng chuyền truyền thống thị xã An Khê. Ảnh: Hồng Thi
Đặc biệt, phong trào tập luyện TDTT trong người cao tuổi phát triển qua từng năm với nhiều loại hình đa dạng, phong phú như: thể dục dưỡng sinh, đi bộ, cầu lông, bóng bàn, yoga, khiêu vũ ngoài trời; thành lập nhiều câu lạc bộ dưỡng sinh tâm thể, câu lạc bộ thể dục buổi sáng thường xuyên duy trì hoạt động và tham gia thi đấu tại hội thao người cao tuổi thị xã, hội thao cấp tỉnh.
Thực hiện chương trình bơi an toàn phòng tránh đuối nước cho trẻ em, năm 2017, thị xã đã tổ chức lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng tránh đuối nước; tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Đồng thời, vận động toàn dân tích cực tập luyện môn bơi nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực, phòng-chống bệnh tật, đặc biệt là đối tượng trẻ em; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc phát triển phong trào dạy bơi, học bơi và công tác phòng tránh đuối nước, góp phần từng bước giảm tai nạn đuối nước trên địa bàn thị xã. Thị xã cũng tổ chức giải bơi lội cho thanh-thiếu niên hàng năm, trung bình có khoảng 300 lượt học sinh tham gia; xây dựng 7 hồ bơi do các đơn vị, cá nhân ngoài công lập đầu tư.
Năm 2011, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên chiếm 26,5% dân số, tỷ lệ gia đình thể thao chiếm 15,5%. Đến năm 2020, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên chiếm 40% dân số; tỷ lệ gia đình thể thao chiếm 30%. 
Các võ thi tham gia thi đấu sôi nổi. Ảnh: Ngọc Minh
Võ thuật là một trong những môn thể thao thế mạnh của thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Các địa phương, cơ quan, trường học khuyến khích thành lập các câu lạc bộ, điểm tập luyện TDTT bằng nguồn kinh phí xã hội hóa; quy hoạch đất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang-thiết bị, điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu các môn thể thao; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài tham gia các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn của tỉnh và tham gia các giải thể thao ngoài hệ thống thi đấu của tỉnh để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.
Hàng năm, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp tổ chức hoạt động TDTT phục vụ nhiệm vụ chính trị, các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước, của địa phương, của ngành. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể thao giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh trong các tầng lớp Nhân dân. Trung bình mỗi năm, thị xã tổ chức 5-7 giải thi đấu thể thao ở mỗi cấp; riêng đại hội TDTT các cấp, Hội khỏe Phù Đổng được tổ chức định kỳ 4 năm/lần.
Vận động viên tham gia Giải Việt dã truyền thống thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Vận động viên tham gia Giải Việt dã truyền thống thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Cùng với công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia tập luyện TDTT, hệ thống thiết chế TDTT ở địa phương được quan tâm trang bị cơ bản đáp ứng nhu cầu tập luyện của Nhân dân. Thị xã xây dựng 1 sân vận động diện tích 2,7 ha, sức chứa khoảng 8.000 người, 6 nhà tập luyện và thi đấu TDTT, 2 sân tennis với diện tích 1.300 m2, 2 công viên, trong đó 1 công viên được trang bị dụng cụ tập luyện TDTT.
Các xã, phường xây dựng 5 sân vận động không có khán đài, 4 nhà tập luyện TDTT (trường học), 10 sân bóng đá mi ni (tư nhân), 7 hồ bơi (tư nhân), 48 sân bóng chuyền, 4 sân cầu lông. Từ năm 2020 trở đi, thị xã dự kiến bố trí kinh phí xây dựng mới các thiết chế sân vận động thuộc Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã để đáp ứng đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Thiết chế TDTT cấp thôn có 60/60 nhà văn hóa-khu thể thao được đầu tư tu bổ, xây mới, trang bị các thiết bị từ ngân sách Nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia và huy động sự đóng góp của Nhân dân. Hầu hết các thôn, làng, tổ dân phố đều có sân thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện của nhân dân địa phương.
Với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, 100% cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thường xuyên tập luyện TDTT. Hàng năm, lực lượng vũ trang đã tổ chức các đợt sát hoạch thể lực, kiểm tra “Chiến sĩ khỏe” nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ. Bên cạnh đó, các lực lượng vũ trang thường xuyên duy trì giao lưu TDTT giữa các đơn vị và địa phương nhân các ngày lễ, tham gia đại hội TDTT thị xã, tỉnh, đại hội khỏe “Vì an ninh Tổ quốc” đạt thành tích cao.
Công tác bảo tồn, phát triển các môn TDTT dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động TDTT được quan tâm chú trọng. Định kỳ 2 năm/lần, thị xã tổ chức Hội thi Văn hóa-Thể thao các dân tộc thiểu số; hàng năm tổ chức đoàn tham gia Hội thi Văn hóa-Thể thao các dân tộc thiểu số tại tỉnh. Duy trì, phát triển các môn thể thao truyền thống (đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, cà kheo…), ưu tiên đưa vào nội dung thi đấu các hội thi, hội thao, đại hội TDTT thị xã, góp phần khích lệ, động viên đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao cộng đồng.
Song song với việc duy trì các môn thể thao truyền thống, bộ môn võ thuật cũng được quan tâm phát triển. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 1 chi hội võ cổ truyền An Khê Tây Sơn Thượng đạo (8 câu lạc bộ), 1 câu lạc bộ võ Vovinam, 1 câu lạc bộ Karatedo và 1 câu lạc bộ Taekwondo với hàng trăm võ sinh tham gia tập luyện thường xuyên; trung bình mỗi năm có hơn 2.000 lượt võ sinh tham gia thi thăng đai, nâng cấp, tham gia thi đấu các giải cấp tỉnh, khu vực, toàn quốc đạt thành tích cao.   
NGỌC HẢI

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.