An Khê: Chung tay xây dựng nếp sống văn minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với quyết tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư, thị xã An Khê đã tích cực triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Theo ông Phan Đình Quý-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê, việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nông thôn mới. Thị xã cũng đưa nội dung này vào hương ước, quy ước; đồng thời tổ chức cho nhân dân đăng ký thực hiện.
Hiện nay, trong việc cưới, trên địa bàn thị xã không có tình trạng tảo hôn, ép cưới. Nam nữ tự nguyện kết hôn, cùng nhau thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình. Một số tập tục lạc hậu, nghi thức thách cưới rườm rà đã được loại bỏ. Đám cưới được tổ chức trang trọng, lịch sự, nhẹ nhàng. Đối với việc tang, tất cả các thôn, làng, tổ dân phố đã xóa bỏ triệt để việc tổ chức ăn uống, trống kèn quá giờ quy định, khóc mướn, đốt vàng mã, rải tiền trên đường đi. Việc mai táng được thực hiện theo quy định chung của Nhà nước.
Lễ cúng Quý Xuân được thị xã An Khê tổ chức trang trọng. Ảnh: NGỌC MINH
Lễ cúng Quý Xuân được thị xã An Khê tổ chức trang trọng. Ảnh: NGỌC MINH
Ông Phạm Hữu Trung-Trưởng thôn 6 (xã Thành An) cho biết: Trước đây, mỗi khi gia đình nào có người chết thì cả thôn đến ăn uống linh đình trong 3 ngày, trống kèn ồn ào... Sau thời gian tuyên truyền và đưa các quy định về thực hiện nếp sống mới trong việc tang vào hương ước, quy ước của thôn, đến nay, nhận thức của người dân đã được nâng lên. Người chết không để quá 48 giờ, việc hiếu chỉ tổ chức trong 1 ngày, hình thức tiết kiệm, văn minh. Từ năm 2018 đến nay, Ban Nhân dân thôn đã vận động các gia đình thuê hội trường (800 ngàn đồng/lượt) để tổ chức đám cưới, tuyệt đối không dựng rạp ngoài đường gây mất an toàn giao thông. Chủ trương này được người dân trong thôn nhiệt tình hưởng ứng. Gia đình nào có kế hoạch tổ chức cưới hỏi thì báo trước với Trưởng thôn để sắp xếp lịch, tránh chồng chéo.
Về lễ hội, chính quyền thị xã An Khê cũng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, giá trị văn hóa của di tích, di sản và lễ hội. Công tác tổ chức lễ hội đảm bảo an toàn, trang trọng, gìn giữ các giá trị truyền thống, hài hòa giữa lễ và hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.
Ông Phan Đình Quý (bìa phải) -Phó Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê cùng thanh niên thôn 6, xã Thành An tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh. Ảnh: Đ.Y
Ông Phan Đình Quý (bìa phải) -Phó Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê cùng thanh niên thôn 6, xã Thành An tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh. Ảnh: Đ.Y
Hiện nay, thị xã An Khê đang gìn giữ và phát huy giá trị một số nghi lễ, lễ hội tiêu biểu như: Lễ kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, lễ Khai sơn, lễ cúng Quý Xuân, kỷ niệm Ngày mất Vua Quang Trung, hội Cầu huê..., thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự. Theo ông Trần Ngọc Hỷ-Phó ban Nghi lễ An Khê đình thuộc quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo, hàng năm, Ban Nghi lễ đều có kế hoạch tổ chức các lễ hội. Để các lễ hội diễn ra long trọng, trang nghiêm, nơi tổ chức luôn được trang trí, chuẩn bị chu đáo đón người dân và du khách thập phương về thưởng ngoạn. Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật, thương mại hóa lễ hội như: xóc thẻ, bói toán, ném tiền lên kiệu, đốt vàng mã, rải tiền lên các ban thờ… đều bị cấm triệt để. “Nhờ quản lý tốt nên phần lễ được tổ chức trang nghiêm, tôn kính, đúng quy tắc; phần hội tươi vui, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân”-ông Hỷ cho biết.     
“Những việc làm trên đã giúp hình thành môi trường văn hóa lành mạnh, tiết kiệm và vui tươi, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy, đời sống tinh thần của người dân ngày càng phát triển toàn diện, hướng đến giá trị chân-thiện-mỹ”-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê nhận định.
Theo ông Quý, thời gian tới, Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa vai trò, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa, trong đó có việc cưới, việc tang và lễ hội. Động viên người dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện, tuyên truyền để các hộ gia đình, cá nhân vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh thay đổi và nâng cao nhận thức.
HÀ TÂY 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.