An Khê chú trọng xây dựng làng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội có sự chuyển biến rõ rệt, đời sống người dân từng bước được cải thiện.

Thị xã An Khê có 4 làng đồng bào dân tộc thiểu số gồm làng Nhoi, Pơ Nang, Hòa Bình (xã Tú An) và làng Pốt (xã Song An). Đầu năm 2018, UBND thị xã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã xây dựng đề án, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về xây dựng làng NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2018, thị xã triển khai xây dựng NTM tại làng Pơ Nang; giai đoạn 2019-2020 tập trung xây dựng ở các làng còn lại.

 Đường đi ra khu sản xuất của làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê) được đầu tư đổ bê tông. Ảnh: N.M
Đường đi ra khu sản xuất của làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê) được đầu tư đổ bê tông. Ảnh: Ngọc Minh


Ông Đinh Văn Thuyết-Trưởng thôn Pơ Nang-cho hay: Hơn 2 năm được Nhà nước quan tâm đầu tư, cộng với sự chung sức đồng lòng của nhân dân, diện mạo làng Pơ Nang đã có nhiều khởi sắc. Hơn 50% tuyến đường làng đã được bê tông hóa. Đến cuối năm 2019, làng còn 11 hộ nghèo, giảm 50% so với năm 2018. Làng có 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 44/61 hộ có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% hộ dân đồng tình hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Bà con duy trì nghề dệt thổ cẩm, thành lập được đội cồng chiêng người lớn và thiếu niên.

Theo ông Thuyết, qua tuyên truyền, vận động, nhiều hộ dân đã chuyển đổi diện tích mía sang trồng keo, bạch đàn và các loại cây trồng khác, cơ giới hóa các quy trình sản xuất. Làng có 8 hộ tham gia Hợp tác xã Nông nghiệp Tú An trồng gần 2 ha cà gai leo và hơn 2 sào măng tây. “Bà con cũng tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 20 triệu đồng/năm, tăng hơn 3 triệu đồng so với cuối năm 2017”-Trưởng thôn Pơ Nang phấn khởi thông tin.

Tại làng Nhoi và Hòa Bình, UBND xã Tú An triển khai khoan giếng nước sinh hoạt; hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, trồng cây ăn quả, san gạt mặt bằng làm nhà rông, sân bóng; quy hoạch hệ thống đường làng, ngõ xóm, đồng thời di dời nhà dân đến khu quy hoạch mới. Gia đình anh Đinh Lưm (làng Nhoi) được lực lượng bộ đội và dân làng giúp đỡ di dời nhà về nơi ở mới, cuộc sống dần ổn định. Anh Lưm vui vẻ nói: “Nơi ở cũ của gia đình mình chật chội, có muốn tăng gia sản xuất cũng khó. Ra nơi ở mới, đất đai rộng rãi, mình đã làm chuồng nuôi heo, chuẩn bị làm chuồng nuôi bò, cải tạo mảnh đất trước nhà trồng rau, nuôi gà vịt để nâng cao thu nhập”.  

Không những đồng tình, ủng hộ chủ trương di dời nhà ra khu quy hoạch, ông Đinh Tùng (làng Hòa Bình) còn hiến hơn 500 m2 đất ở để làm đường làng. Ông Tùng chia sẻ: “Tôi rất vui khi được góp một phần nhỏ bé vào việc thực hiện chủ trương xây dựng làng NTM. Tại khu quy hoạch, gia đình tôi yên tâm lao động sản xuất và sinh sống”.

Đến nay làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê đã đạt 12/19 tiêu chí xây dựng làng NTM. Ảnh: Ngọc Minh
Đến nay làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê) đã đạt 12/19 tiêu chí NTM. Ảnh: Ngọc Minh

Đầu năm 2019, UBND xã Song An lập đề án xây dựng làng Pốt thành làng NTM. Ông Nguyễn Lê Tiến-Phó Chủ tịch UBND xã-cho biết: Từ các nguồn vốn huy động được trên 1,3 tỷ đồng, xã đã đầu tư sửa chữa công trình thủy lợi, cải tạo cảnh quan môi trường. Đặc biệt, từ nguồn vốn lồng ghép, xã đã hỗ trợ người dân cây-con giống, phân bón để phát triển kinh tế. Hiện làng chỉ còn 2 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 25 triệu đồng/năm, cao hơn 5 triệu đồng so với năm 2019. Làng đã đạt 12/19 tiêu chí NTM.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Khê, sau hơn 2 năm triển khai Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hệ thống chính trị các làng cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đời sống người dân được nâng lên; công tác quy hoạch, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội chuyển biến rõ nét. “Thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng làng NTM; chú trọng bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào Bahnar; xây dựng làng NTM gắn với làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con để vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng làng NTM”-bà Lịch thông tin thêm.

 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.