An Khê cần duy trì phát triển mô hình kinh tế tập thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 11-5, đoàn công tác do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động "Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020" tại thị xã An Khê.

Quang cảnh đoàn giám sát làm việc tại thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát tại thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Theo báo cáo, giai đoạn 2016-2020, lĩnh vực nông nghiệp của thị xã tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Năm 2020 tổng diện tích gieo trồng các loại cây như: mía, sắn, lúa, rau, hoa màu, đậu các loại, cây ăn quả đạt 9.568 ha, cao hơn 588 ha so với năm 2016 là 8.980 ha. Năm 2016, diện tích cây lúa là 1.322 ha, năng suất bình quân 28,85 tạ/ha, đến năm 2020, tăng lên 1.388 ha; năng suất lúa bình quân 57,56 tạ/ha.

Đặc biệt, cây rau được quan tâm trồng nhiều tại các xã Thành An, Xuân An, Tú An và phường An Bình, An Phú, An Tân với gần 5.000 hộ tham gia sản xuất. Đến nay, thị xã đã có 22,1 ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với 31 chủng loại rau được chứng nhận VietGAP; đã xây dựng được 1.300 m2 rau thủy canh. Cây hoa cũng được trồng nhiều ở phường Ngô Mây, An Tân và xã Song An, sản lượng đạt 50.000-60.000 chậu cúc/năm và hơn 500.000 cành hoa các loại/năm, cung ứng thường xuyên cho các chợ, cửa hàng hoa trên địa bàn, thị trường trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, người dân cũng đưa cơ giới hóa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.  

Ở lĩnh vực chăn nuôi, năm 2020, toàn thị xã có khoảng 305 con trâu, hơn 13.280 con bò, gần 16.500 con heo, sản lượng chăn nuôi đạt khoảng 1.940 tấn. Hiện nay tình hình chăn nuôi phát triển ổn định; các hộ dân từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại. Đến cuối năm 2018, thị xã An Khê có 5/5 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Tại buổi giám sát, các thành viên đoàn giám sát đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến việc xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số tham gia vào việc tái cơ cấu nông nghiệp; đẩy mạnh việc xây dựng sản phẩm OCOP để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân; ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; tỷ lệ che phủ rừng; công nghiệp chế biến…

Để tiếp tục triển khai hiệu quả tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, thị xã An Khê đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ các địa phương đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng nông thôn mới theo hướng đồng bộ, hoàn thiện; tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nông-lâm-thủy sản, tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao khả năng kết nối sản xuất, thị trường; kêu gọi các doanh nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp đầu tư trên địa bàn để liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân...

 Đến nay, thị xã An Khê đã xây dựng được 1.300 m2 rau thủy canh. Ảnh: Ngọc Minh
Đến nay, thị xã An Khê đã xây dựng được khoảng 1.300 m2 rau thủy canh. Ảnh: Ngọc Minh


Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút đánh giá cao những nỗ lực của thị xã An Khê trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp 5 năm qua. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị, thị xã cần bổ sung số liệu, làm rõ một số nội dung trong báo cáo theo đề cương hướng dẫn và làm rõ những ý kiến của các đại biểu. Đối với những kiến nghị của thị xã, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các phòng chuyên môn của thị xã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để tham mưu triển khai, thực hiện cho phù hợp. “Trong quá trình phát triển ngành Nông nghiệp sẽ liên quan đến chế biến, sản xuất, đề nghị thị xã quan tâm đến khu công nghiệp, công trình thủy lợi, vùng cây ăn trái, cây hoa. Bên cạnh đó cần quan tâm trang bị cho người dân kiến thức, kỹ năng, quy trình sản xuất; duy trì phát triển mô hình kinh tế tập thể và đặc biệt quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn”-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.

Trước đó, đoàn giám sát đã đi khảo sát thực tế tại Hợp tác xã Nông nghiệp Cửu An (xã Cửu An) và mô hình trồng cây vải tại xã Tú An.

 

NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 1-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 13 ngàn tấn hồ tiêu, trị giá 87 triệu USD (giảm 25,6% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng từng được ví như loại trái "tỷ đô" với kim ngạch xuất khẩu liên tiếp phá kỷ lục nhiều năm nhưng lại đang phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 80% trong những tháng đầu năm.

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Gia Lai triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Gia Lai triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 20-1-2025 về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8-1-2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.