An cư cho người dân vùng sạt lở bờ sông Ba: Giấc mơ thành hiện thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 87/96 hộ dân sinh sống ở vùng sạt lở bờ sông Ba (xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã di dời đến khu tái định cư buôn Du. Từ nay, bà con không còn thấp thỏm lo âu mỗi khi mưa lũ.

Thấp thỏm lo âu

Trước đây, đa phần người dân tộc thiểu số ở xã Chư Rcăm xây dựng nhà ở ven sông Ba để thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, dòng chảy thay đổi, lũ sông Ba chảy xiết nên tình trạng sạt lở đất thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Không ít gia đình đã bị nước lũ cuốn trôi phần lớn diện tích đất sản xuất, có hộ nhà ở mấp mé bờ sông, có thể bị cuốn trôi bất cứ lúc nào. Bà con luôn sống trong cảnh thấp thỏm lo âu rồi thảng thốt khi nước lũ đi qua tiếp tục kéo theo một phần tài sản.

Chính quyền địa phương thăm hỏi, động viên gia đình anh Rah Lan Bay (bìa trái) sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Ảnh: Vũ Chi

Chính quyền địa phương thăm hỏi, động viên gia đình anh Rah Lan Bay (bìa trái) sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Ảnh: Vũ Chi

Ông Rah Lan Quý (buôn H'Lang) vẫn còn nhớ như in trận mưa lớn hồi tháng 4-2022. Lúc này, 5 sào mì của gia đình ở khu vực ven sông Ba chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Không ngờ, sau 1 ngày mưa to kéo dài, nước lũ dâng cao đã cuốn trôi 3 sào mì xuống sông. Khoảng cách từ mép sông đến ngôi nhà sàn cũng ngày càng rút ngắn. “Đất đai là tài sản lớn nhất của người dân. Mất đất là mất tất cả. Xót xa lắm mà không biết làm sao, nhiều người đành bỏ buôn làng đi làm ăn xa. Cuộc sống càng khó khăn gấp bội”-ông Quý chia sẻ.

Theo thống kê, với khoảng 4,5 km bờ sông, 5 năm gần đây, gần 100 ha đất sản xuất của người dân xã Chư Rcăm bị sạt lở. Có hộ mất toàn bộ diện tích đất canh tác, trở thành hộ nghèo. Việc di dời, tái định cư để đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân vùng sạt lở trở nên cấp thiết. Bà Rơ Ô HNếu-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Rcăm-cho biết: Từ chủ trương của huyện, Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng sạt lở bờ sông Ba được khởi công từ cuối năm 2020 với tổng kinh phí 19 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 15 tỷ đồng, còn lại là ngân sách huyện. Đến nay, 96 hộ (gồm 6 hộ của thôn Sông Ba và 90 hộ buôn HLang) đã đồng ý di dời về khu tái định cư buôn Du, trong đó, 87 hộ đã hoàn thiện việc xây dựng nhà ở. Bình quân mỗi hộ được cấp 400 m2 đất ở, đất vườn và 20 triệu đồng để di dời nhà cửa. Với 9 hộ dân chưa di dời, chính quyền địa phương phân công các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với hệ thống chính trị thôn, làng tuyên truyền, vận động, hỗ trợ bà con nhanh chóng di dời đến nơi ở mới, phấn đấu hoàn thành trong năm 2023.

Niềm vui an cư

Đến thăm khu tái định cư buôn Du, chúng tôi cùng chung niềm vui với người dân nơi đây khi được đi trên con đường bê tông phẳng lì sạch sẽ, hệ thống điện chiếu sáng, nước sinh hoạt kết nối đến từng hộ, nhà cửa xây dựng kiên cố, thoáng mát theo ô bàn cờ. Dừng tay lau dọn căn nhà mới, anh Rah Lan Bay kể: Được Nhà nước tạo điều kiện cấp đất ở tại khu tái định cư buôn Du, gia đình anh vay thêm 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để xây dựng căn nhà kiên cố rộng 65 m2 với tổng kinh phí 120 triệu đồng. Căn nhà cũ khoảng 20 m2 ở buôn HLang thì gia đình vẫn giữ lại để làm nơi nghỉ ngơi khi đi làm. “Khu tái định cư có đầy đủ điện nước, đường giao thông đảm bảo an toàn, rộng rãi nên bà con rất phấn khởi. Từ nay, chúng tôi không còn lo nhà cửa, đất đai bị sạt lở nữa. Chúng tôi mong các cấp, các ngành tiếp tục hỗ trợ bà con làm nhà vệ sinh và hàng rào quanh nhà để nơi ở thêm khang trang, quy củ”-anh Bay bộc bạch.

Gia đình anh Rah Lan Quý phấn khởi thu hoạch vụ mùa đầu tiên tại khu tái định cư. Ảnh: V.C

Gia đình anh Rah Lan Quý phấn khởi thu hoạch vụ mùa đầu tiên tại khu tái định cư. Ảnh: V.C

Còn với anh Rah Lan Quý, dù rất nhớ làng cũ nhưng vì an toàn, gia đình anh đã tiên phong di dời đến nơi ở mới từ tháng 9-2022. Vụ mùa đầu tiên tại khu tái định cư, gia đình thu hoạch 1 sào lúa nước được 10 bao thóc. Anh tâm sự: “Con người an toàn rồi, giờ bà con lo chăm chỉ làm ăn, lo thoát nghèo thôi”.

Nhận bàn giao 96 hộ dân khu tái định cư với anh Hiao Khanh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Du là niềm vui song cũng là thử thách không nhỏ. Vui vì người dân có nơi ở an toàn, song lo là vì phong tục tập quán có nhiều điểm khác biệt, bà con cần có thời gian để hòa hợp và bắt đầu cuộc sống mới. Đặc biệt, trong số 96 hộ dân di dời có tới 20 hộ nghèo, 23 hộ cận nghèo. Hiện buôn Du có 415 hộ dân, trong đó có 50 hộ nghèo và 87 hộ cận nghèo. “Tôi có trách nhiệm theo dõi, thăm hỏi để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi giúp bà con tăng gia sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống”-anh Khanh chia sẻ.

Vậy là giấc mơ an cư của bà con sinh sống ở vùng sạt lở bờ sông Ba đã thành hiện thực. Những ngôi nhà khang trang quây quần đầm ấm dần lấp đầy khu tái định cư buôn Du. Đó là thành quả từ sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và sự chung tay của người dân. Từ nay, mãi mãi lùi xa cảnh nơm nớp lo sợ hay tất tả chạy lũ khi mùa mưa đến, mà thay vào đó là cuộc sống mới an toàn, ổn định dài lâu.

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Liên quan đến những thiệt hại tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất tại Myanmar, thông báo chiều 28/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho biết đã có ít nhất 3 công nhân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà cao 30 tầng đang được xây dựng ở Thủ đô Bangkok.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.