Kông Chro giúp hộ nghèo an cư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong khuôn khổ Dự án 5 về “Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2023, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) có 357 hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn góp phần giúp địa phương làm tốt công tác giảm nghèo cũng như giúp người nghèo an cư.

Những ngày này, vợ chồng chị Đinh Thị Dung (làng Brọch Siêu, xã An Trung) không giấu được niềm vui khi chuyển về ở trong ngôi nhà mới khang trang, rộng rãi. Chị Dung xúc động chia sẻ: “Mình lập gia đình năm 2018 và mới sinh được 1 cháu. Mặc dù gia đình có hơn 1 ha đất trồng mì nhưng thu nhập thấp nên hoàn cảnh khó khăn. Được Nhà nước hỗ trợ vay vốn ưu đãi mua bò về nuôi, rồi hỗ trợ xây dựng nhà ở, vợ chồng mình mừng lắm. Hiện đàn bò đã tăng lên 3 con, mình sẽ chăm sóc thật tốt để làm vốn phát triển kinh tế nhằm thoát nghèo”.

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Kông Chro được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ảnh: H.T

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Kông Chro được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ảnh: H.T

Tương tự, bà Đinh Thị Khê (cùng làng) cũng rất phấn khởi khi được hỗ trợ xây dựng căn nhà mới. Trước đó, vì không có đất ở, vợ chồng bà sống cùng con trai trong nhà chòi dựng tạm trên khu đất sản xuất ở làng Brò. Năm 2018, khi con trai lấy vợ về làng Brọch Siêu, ông bà cũng xin chuyển về ở cùng. Thấu hiểu được hoàn cảnh của bà, Ban Nhân dân thôn Brọch Siêu đã đưa vào danh sách hộ được hỗ trợ nhà ở; đồng thời, tổ chức họp dân lấy ý kiến về việc trao cho vợ chồng bà 40 m2 đất trong khuôn viên nhà rông của làng để xây nhà và được dân làng đồng thuận.

Anh Đinh Xe-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Brọch Siêu-cho biết: Làng có 145 hộ, trong đó, người Bahnar chiếm gần 72,8%. Hiện nay, làng còn 58 hộ nghèo, 51 hộ cận nghèo. Những năm qua, Nhà nước quan tâm hỗ trợ gạo lúc giáp hạt, cây-con giống, phân bón để sản xuất giúp bà con bớt khó khăn. Riêng năm 2023, Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho 4 hộ nghèo xây dựng nhà nên bà con rất phấn khởi và yên tâm làm ăn để phát triển kinh tế.

Nói về công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người dân trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Phượng-Chủ tịch UBND xã An Trung-cho hay: Xã có 1.355 hộ với 5.590 khẩu, trong đó có 353 hộ nghèo, chiếm 26,05%. Năm 2023, xã có 9 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở. Ngay khi triển khai chương trình, UBND xã đã chỉ đạo rà soát đối tượng và tìm quỹ đất để hỗ trợ các hộ xây dựng nhà ở; đồng thời, huy động đoàn viên, thanh niên đóng góp 90 ngày công.

Đại diện các cấp ngành hỏi thăm hoàn cảnh và hỗ trợ các hộ nghèo tại huyện Kông Chro xây dựng nhà ở. Ảnh: Hồng Thương

Đại diện các cấp ngành hỏi thăm hoàn cảnh và hỗ trợ các hộ nghèo tại huyện Kông Chro xây dựng nhà ở. Ảnh: Hồng Thương

Tại xã Chư Krêy, việc hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 cũng đã giúp cho người nghèo an cư. Chủ tịch UBND xã Khương Đình Huy thông tin: Năm 2023, toàn xã có 39 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà với tổng kinh phí 1,716 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương là 1,56 tỷ đồng, ngân sách huyện là 156 triệu đồng.

Để đảm bảo việc xây dựng nhà ở theo đúng các tiêu chí quy định của ngành Xây dựng, UBND xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể huy động gia đình, cộng đồng đóng góp thêm vật chất, ngày công với tổng vốn huy động 78 triệu đồng; thường xuyên giám sát, hỗ trợ người dân trong quá trình thi công. Đến nay, 26/39 căn nhà đã hoàn thành.

Theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Kông Chro có 649 hộ được hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở. Năm 2023, 357 hộ được hỗ trợ với tổng kinh phí 12,298 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 11,18 tỷ đồng, ngân sách huyện 1,118 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho hay: Đến nay, toàn huyện có 319/357 căn nhà đã hoàn thành. Tuy nhiên, theo thiết kế mẫu nhà ở do Sở Xây dựng ban hành để lựa chọn triển khai thực hiện thì kinh phí dao động 78-80 triệu đồng/căn đối với nhà xây mới, trong khi đó, Nhà nước chỉ hỗ trợ 44 triệu đồng/căn nên địa phương gặp khó trong việc huy động vốn triển khai, nhất là khi điều kiện của các hộ còn quá khó khăn. Do đó, huyện mong tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí ngoài ngân sách cho các hộ xây mới để đảm bảo xây dựng theo mẫu thiết kế do Sở Xây dựng ban hành.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.