9 nguyên nhân gây ung thư phổi không có gì xa lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo chuyên trang về sức khỏe Hoa Kỳ webmd, nguyên nhân gây ung thư phổi phát sinh chủ yếu từ môi trường bên ngoài. Nắm được những tác nhân này sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Khói thuốc

Ung thư phổi là một trong những tác hại của khói thuốc lá. Ảnh: Webmd
Ung thư phổi là một trong những tác hại của khói thuốc lá. Ảnh: Webmd
Dù không hút thuốc nhưng nếu hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ bị ung thư phổi. Hàng năm, ở Hoa Kỳ có hơn 7.000 người không hút thuốc chết vì ung thư phổi do hít phải khói thuốc. Sống với một người hút thuốc, bạn có thể tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi lên đến 30%.
Ô nhiễm không khí
Năm 2013, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi ô nhiễm không khí là một nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Rất nhiều thứ khác trong không khí cũng là nguyên nhân của căn bệnh này như khí thải, hóa chất, bụi.
Amiăng
Ngày nay, khoáng chất này chính thức được xếp vào danh sách nguyên nhân gây ung thư. Nó đã bị cấm sử dụng từ năm 1989, nhưng trong nhiều thế kỷ, mọi người không nhận thức được những nguy hiểm mà nó gây ra.
Chất này được sử dụng rộng rãi để cách nhiệt và chống cháy cho các tòa nhà. Nếu bạn đang kinh doanh xây dựng, đặc biệt là làm việc ở các tòa nhà cũ, bạn có thể gặp rủi ro.
Radon
Khí không màu, không mùi này hình thành khi đất và đá phân hủy. Khi điều đó xảy ra, nó thấm vào các tòa nhà. Nó cũng là chất phóng xạ và là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi (sau hút thuốc lá). Ở Hoa Kỳ, radon là nguyên nhân gây ra 21.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm.
Tiền sử gia đình của bạn
Nếu bạn có người thân mắc ung thư phổi, bạn có thể dễ bị mắc bệnh này hơn. Có thể là do di truyền hoặc do các thành viên trong gia đình thường sống chung ở những nơi có các nguyên nhân như khói thuốc, radon và các nguyên nhân khác.
Rượu

Uống rượu thường xuyên có thể là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đồ họa: Hồng Nhật
Uống rượu thường xuyên có thể là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đồ họa: Hồng Nhật
Khó để chỉ ra mối liên hệ giữa rượu và ung thư phổi vì rất nhiều người hút thuốc khi uống rượu. Nhưng một nghiên cứu cho thấy sử dụng rượu nặng có liên quan đến căn bệnh này, ngay cả ở những người không hút thuốc.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 100.000 người và nhận thấy những người uống nhiều hơn 3 ly mỗi ngày có nhiều khả năng bị ung thư phổi.
Xạ trị
Phương pháp được bác sĩ sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng đây cũng được coi là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các bệnh ung thư thứ phát. Nhiều yếu tố có thể do liều lượng, độ tuổi của bạn và khu vực được điều trị.
Chế độ ăn
Chế độ ăn nhiều carbohydrate, dẫn đến lượng đường trong máu cao và kháng insulin, có liên quan đến ung thư phổi. Ăn ít thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, khoai tây russet để hạn chế mắc ung thư phổi.
Virus
Nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn có thể dễ bị ung thư phổi hơn. Nghiên cứu đang được tiến hành để xem liệu virus cư trú ở người (HPV) gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Virus sởi cũng có liên quan đến căn bệnh này.
HỒNG NHẬT (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.