9 điều nhắn nhủ với học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Khi học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ tết, các em vừa mong đi học vừa tiếc nuối… Không riêng học sinh, cả thầy cô lẫn phụ huynh cũng phải chuẩn bị bước vào guồng quay mới.

Là một nhà giáo nghỉ hưu, tôi có 9 điều nhắn nhủ với học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ tết.

Hãy nuôi dưỡng ước mơ

Mùa xuân - Tuổi trẻ - Ước mơ được ví như 3 lực thành phần, cùng phương, cùng chiều, có cường độ lớn. Hợp lực của chúng cùng hướng và có cường độ lớn hơn nhiều, giữ vai trò lực phát động, giúp học sinh bước nhanh, bước vững vàng, bước xa hơn. Ước mơ kích hoạt năng lượng ẩn làm các em siêng năng học tập, vượt qua thử thách, áp lực, trui rèn năng lực, phẩm cách, hiện thực hóa khát vọng bản thân.

Hành động thực hiện ước mơ

Có ước mơ, từng bước thực hiện theo kế hoạch các em vạch ra. Chẳng hạn, V.Đ.V, học sinh Trường THPT Nguyễn Du (TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), từ lớp 10 đã yêu thích môn vật lý. Nhận được sự động viên, hướng dẫn của nhà trường, gia đình, V. không ngừng nỗ lực, học đều các môn, dành thời gian thích hợp cho môn vật lý. Học sinh này còn chủ động tìm kiếm tài liệu, học thêm, học bồi dưỡng tại trường. Kết thúc học kỳ 1 năm lớp 12 vừa qua, V. đạt học sinh giỏi với điểm trung bình các môn học là 9.1, học sinh giỏi cấp tỉnh môn vật lý.

Câu chuyện trên cho thấy ước mơ càng lung linh, sự đầu tư phải tỷ lệ thuận. Không ai đánh thuế ước mơ, nhưng phải có hành động cụ thể. Hãy bản lĩnh, kiên trì học hành.

Học là để sống yêu thương

Gia đình, nhà trường là nơi giữ lửa, truyền lửa để học sinh biết sống sẻ chia, thấu hiểu và học tập ngày một tốt hơn. Khi được ươm mầm, vun trồng trong gia đình, ở nhà trường thì các em sẽ là người tử tế. Chớ bắt nạt bạn bè, không vô lễ với thầy cô, kính trọng người lớn tuổi, giúp đỡ người yếu thế, là con ngoan trong gia đình.

Không đợi tuổi, càng không chờ để cho đi “lớn lao”. Lúc còn trên ghế nhà trường, học sinh có thể làm những việc nhỏ như: Lắng nghe tiếng gia đình, lời thầy cô, tiếng bè bạn, mỗi ngày một việc tốt, để cây yêu thương vươn cao, tỏa bóng mỗi bước đến trường, về nhà.

Gia đình, nhà trường là nơi giữ lửa, truyền lửa để học sinh biết sống sẻ chia, thấu hiểu và học tập ngày một tốt hơn

Gia đình, nhà trường là nơi giữ lửa, truyền lửa để học sinh biết sống sẻ chia, thấu hiểu và học tập ngày một tốt hơn

Tuyệt đối cẩn trọng khi giao tiếp trên mạng

Giao tiếp trên mạng nhưng hiệu ứng thật, lắm lúc gây hậu quả nặng nề. Nhà trường, gia đình và cộng đồng cần giúp học sinh trang bị kỹ năng sử dụng, giao tiếp trên mạng xã hội.

Các em nên viết lời hay, chia sẻ việc lành, kiềm chế cảm xúc, thận trọng bày tỏ trạng thái. Không cố ý hay vô tình làm đau bạn bè, bất kỳ người nào trên mạng xã hội. Lúc bức xúc, nóng giận, hãy “offline”. Trong môi trường mạng, đừng tìm cách “thắng” họ lúc đó mà hãy “thắng” chính mình để an vui, trong lành trở lại.

Luôn ghi nhớ công thức sau: Thích, chia sẻ, bình luận = Trái tim nóng + cái đầu lạnh.

Có sức khỏe

Tùy sở thích, hoàn cảnh gia đình, học sinh nên chọn chơi 1, 2 môn thể thao để rèn luyện thân thể. Sức khỏe tốt là cơ sở sống bản lĩnh, học tập tốt, chắp cánh ước mơ. Khỏe mới nâng tầm bản thân, giúp ích gia đình, phụng sự Tổ quốc.

Siêng việc nhà

Ngoài giờ học ở trường, học thêm, học sinh cần sắp xếp thời gian đỡ đần cho phụ huynh hoặc người giám hộ. Hành động này giúp học sinh san sẻ vất vả, thực hành sống trách nhiệm, đồng thời bớt dán mắt vào điện thoại.

Chăm đọc sách báo

Để học tốt, sống khoan dung, chuẩn mực khi tham gia mạng xã hội, có kiến thức tổng quát phong phú, giải trí lành mạnh…, nhất thiết rèn thói quen đọc sách, báo. Mỗi ngày, học sinh nên dành 1-2 giờ đọc sách: đọc, chắt lọc, ghi nhớ, ngẫm nghĩ và vận dụng. Nhà trường, phụ huynh cần tạo điều kiện giúp học sinh được đọc sách, báo, rèn văn hóa đọc.

Nhà trường, phụ huynh cần tạo điều kiện giúp học sinh được đọc sách, báo, rèn văn hóa đọc

Nhà trường, phụ huynh cần tạo điều kiện giúp học sinh được đọc sách, báo, rèn văn hóa đọc

Học tốt ngoại ngữ

Hiện có rất nhiều tài liệu tiếng Anh, các ngoại ngữ khác và người dạy luôn đáp ứng yêu cầu người học. Chỉ cần có động cơ học ngoại ngữ, học chăm chỉ, siêng thực hành thì việc thi lấy chứng chỉ IELTS là điều không khó. Học ngoại ngữ, ngoài mục đích giao tiếp, còn giúp ta hiểu về con người, văn hóa một dân tộc, chuẩn bị tốt nhất trở thành công dân toàn cầu.

Thân thiện với môi trường

Yêu thiên nhiên, trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nhựa và đồ dùng một lần… đều được hướng dẫn ở trường. Vấn đề là ở ý thức thực hiện. Mỗi học sinh hành động tính ra trên cả nước là hàng chục triệu học sinh thực hiện. Điều này sẽ tạo thay đổi lớn.

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(GLO)- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có công văn phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024. Cuộc thi nhằm lan tỏa tình cảm tốt đẹp của học sinh đối với thầy-cô giáo; đồng thời tôn vinh tấm gương nhà giáo tiêu biểu, cống hiến cho ngành Giáo dục.

Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.