Cách để con bắt nhịp đến trường sau tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước và trong Tết Nguyên đán, việc nói không với bài tập tết là điều chính đáng để học sinh được đón tết trọn vẹn niềm vui. Bên cạnh đó, để học sinh bắt nhịp đến trường sau tết, nhất là trong vài ngày đầu đến trường với tâm thế nhẹ nhàng, vui vẻ... là điều mà phụ huynh cần quan tâm.

Đa phần học sinh bắt đầu trở lại trường vào ngày 19.2 (mùng 10 tết).

Sau kỳ nghỉ tết dài ngày học sinh đi chơi nhiều hơn, ăn uống nhiều hơn, ngủ nhiều hơn… thì việc trở lại trường không như nghỉ vài ngày cuối tuần. Phần lớn học sinh có tâm trạng vẫn đang còn “xuân” nên không hẳn bắt nhịp ngay trong việc đến trường.

Với tâm trạng “vẫn còn tết”, một số học sinh sẽ cảm thấy uể oải khi đến trường, đánh thức học sinh dậy buổi sáng sớm có phần khó hơn ngày thường, nhất là những địa phương ở miền Bắc trong không khí lạnh, mưa gió.

Học sinh biểu diễn văn nghệ trong hoạt động mừng xuân tại trường

Học sinh biểu diễn văn nghệ trong hoạt động mừng xuân tại trường

Những ngày đầu năm sau nửa tháng nghỉ tết, trường lớp trên mọi miền đất nước lại rộn tiếng nói cười, “nhịp sống học đường” lại bắt đầu.

Chính vì thế, trong vài ngày cuối tuần khép lại kỳ nghỉ tết, để các con đến trường với tâm trạng thoải mái, hứng khởi thì cha mẹ hãy bắt nhịp cùng con.

Trong những ngày này, cha mẹ cùng con không nên đi chơi xa, hãy cùng con nghỉ ngơi nhiều hơn bên gia đình, giảm “nhiệt độ tết” để các con hướng tới ngày “tựu trường”.

Thời gian nghỉ tết, các con thường ngủ khuya hơn đồng nghĩa với việc dậy trễ hơn. Việc ngủ trễ hơn, dậy trễ hơn đã trở thành thói quen của hàng triệu học sinh trong khoảng nửa tháng qua.

Vì vậy, để con dễ bắt nhịp đến trường, cha mẹ cùng các con ngủ sớm hơn, dậy sớm hơn. Khi nhịp thời gian trở lại gần như ngày thường, tâm trạng các con đón ngày mới, tuần mới đến với tâm trạng thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn.

Học sinh tham gia hoạt động mừng xuân tại trường

Học sinh tham gia hoạt động mừng xuân tại trường

Cha mẹ cũng có thể khuyên con nên dành ít thời gian xem lại nội dung bài học, chuẩn bị bài mới để tinh thần thoải mái cho ngày trở lại trường. Khi đến với thế giới sách vở, ít nhiều các con dễ bắt nhịp đến trường hơn.

Thực tế cho thấy, những việc làm đơn giản như vậy nhưng rất cần thiết, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái để học sinh trở lại trường sau tết.

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh có cơ hội thoát khỏi kiến thức sách vở để tận hưởng niềm vui trọn vẹn ngày xuân. Đến thời điểm này, cha mẹ cũng không quên cùng con bắt nhịp đến trường sau tết.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.