6 trường đại học Việt Nam thăng hạng trên bảng xếp hạng tốt nhất châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 8-11, tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) công bố bảng xếp hạng cơ sở giáo dục đại học châu Á 2023. Việt Nam có 11 đại học có mặt trong bảng xếp hạng đều. 

11 trường đều là những gương mặt cũ nhưng có sự thay đổi về thứ hạng. Trong số này, 6 trường tăng hạng, 1 trường giữ nguyên và 4 trường giảm. 

Đại học Tôn Đức Thắng đạt 34,1 điểm, tăng 4 bậc lên vị trí 138, dẫn đầu các trường của Việt Nam. Trường đã tăng hạng lần thứ tư liên tiếp, từ vị trí 207 năm 2020 lên hạng 163 năm 2021, rồi hạng 142 vào năm ngoái.

Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Ảnh nguồn Báo Người Lao Động
Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Ảnh nguồn Báo Người Lao Động

Trường Đại học Duy Tân vị trí 145; Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 162 châu Á;  Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vị trí 167; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vị trí 248; Đại học Huế nhóm 351-400; Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nhóm 401-450; Đại học Đà Nẵng nhóm 501-550; Đại học Cần Thơ nhóm 551-600; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhóm 551-600; Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhóm 651-700. 

Bảng xếp hạng đại học châu Á năm nay có 760 trường. QS tiếp tục duy trì phương pháp đánh giá chất lượng dựa trên 11 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí được tính điểm cao nhất là "Đánh giá của học giả" với 30% số điểm, "Đánh giá của nhà tuyển dụng" chiếm 20% điểm. Ba tiêu chí khác được tính 10% điểm là "Tỷ lệ giảng viên/sinh viên"; "Tỷ lệ trích dẫn/bài báo khoa học, mang lưới nghiên cứu quốc tế".

Trước đó, trong bảng xếp hạng THE WUR 2023, Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học được xếp hạng bao gồm: Đại học quốc gia Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Huế. Các tiêu chí của THE WUR 2023 vẫn được duy trì như các kỳ xếp hạng thế giới gần đây, theo 5 nhóm tiêu chí về hiệu suất gồm: Giảng dạy (môi trường học tập) với trọng số tính điểm xếp hạng là 30%; nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng) với trọng số 30%; trích dẫn (tầm ảnh hưởng của nghiên cứu) với trọng số 30%; quốc tế hóa (của nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) với trọng số 7,5%; thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ với trọng số 2,5%.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

(GLO)- Ngày 1-4, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch 782/KH-SGDĐT về thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn tỉnh năm 2025. Trong đó, phấn đấu xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ.

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 755/KH-UBND về việc thực hiện chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.