5 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đạt 136,07 triệu USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 42 dự án đầu tư mới và 10 lượt điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 136,07 triệu USD.

Cụ thể, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 42 dự án đầu tư mới và 10 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư đạt 136,07 triệu USD, bằng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ảnh minh họa

Trong đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 190.600 tỉ đồng, bằng 26,6% kế hoạch năm và tăng 5,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 24,8% và tăng 21,5%).

Trong 5 tháng đầu năm, có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ thu hút nguồn vốn đầu tư của Việt Nam, trong đó nhiều nhất là Hà Lan với 54,6 triệu USD, chiếm 40,1% tổng vốn đầu tư; kế đến lần lượt Lào 50 triệu USD, chiếm 36,8%; Hoa Kỳ 7,7 triệu USD, chiếm 5,6%; New Zealand 5,9 triệu USD, chiếm 4,3%; Indonesia 5,5 triệu USD, chiếm 4%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

Lũy kế đến ngày 20-5, cả nước có hơn 1.730 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,25 tỉ USD ở 16 ngành. Trong đó, ngành khai khoáng đang có vốn đầu tư nhiều nhất, đạt 58,6 triệu USD, chiếm 43,1% kế hoạch vốn. Tiếp đến là một số ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo, đạt 32,5 triệu USD, chiếm 23,9% vốn; bán buôn, bán lẻ, đạt hơn 1,84 triệu USD, chiếm 8,3% vốn.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.