Lĩnh vực nông nghiệp giải ngân được gần 42% vốn đầu tư công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ NN&PTNT có 289 dự án, dự án thành phần, trong số đó có 164 dự án đã khởi công; 80 dự án đã phê duyệt (chưa khởi công); 31 dự án đang hoàn thiện chờ phê duyệt và 14 dự án tạm dừng.
Cầu cảng tiếp nhận tàu cá công suất 150-400 CV thuộc dự án xây dựng cảng cá Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đang được thi công. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Cầu cảng tiếp nhận tàu cá công suất 150-400 CV thuộc dự án xây dựng cảng cá Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đang được thi công. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đến hết tháng 5/2024, ngành nông nghiệp giải ngân 4.154,5 tỷ đồng, đạt 41,8% kế hoạch năm, trong số đó, dự án vốn đầu tư trong nước giải ngân được 47%; dự án vốn vay ODA được gần 14%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 289 dự án, dự án thành phần, trong số đó có 164 dự án đã khởi công; 80 dự án đã phê duyệt (chưa khởi công); 31 dự án đang hoàn thiện chờ phê duyệt và 14 dự án tạm dừng.

Có 14 dự án tạm dừng do vướng quy hoạch, hoặc dự án có kỹ thuật phức tạp cần nghiên cứu thêm hay sau khi nghiên cứu dự án chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Chẳng hạn như dự án hồ Thủy Cam cần nghiên cứu thêm về hiệu quả; dự án Cống âu thuyền Tắc Thủ cũng liên quan đến việc đánh giá hiệu quả của cống đã có do Bộ Giao thông Vận tải đầu tư.

Hay dự án hồ Trường Đồng, Quảng Nam còn thiếu chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, chưa chuyển mục đích sử dụng rừng, đánh giá tác động môi trường, nước mặt; cùng với đó là kỹ thuật phức tạp cần thời gian nghiên cứu thêm…

Cục Quản lý xây dựng công trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị tập trung tối đa để đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm khởi công dự án đã phê duyệt; triển khai giải phóng mặt bằng ngay khi dự án đầu tư được phê duyệt.

Với các dự án chưa được phê duyệt, đơn vị sẽ cùng các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án.

Trong quá trình triển khai các dự án, đơn vị tổ chức kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý chất lượng ngay từ đầu, nhất là khâu chuẩn bị kỹ thuật dự án, lường trước các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đảm bảo hạn chế tối đa phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tích cực phối hợp cùng địa phương tháo gỡ khó khăn liên quan trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án như thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng hay việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương còn chậm…

Năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao 9.935,3 tỷ đồng; trong đó, vốn trong nước 8.428,7 tỷ đồng, vốn ODA 1.506,6 tỷ đồng.

Trước nguồn vốn được giao và khả năng có thể giải ngân, ngay từ đầu năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 của bộ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bổ sung thêm 5.500 tỷ đồng kế hoạch vốn trong nước hoặc ứng trước kế hoạch vốn trong nước năm 2025. Đồng thời cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn đối với một số dự án do chưa cân đối được nguồn vốn kế hoạch năm theo tiến độ.

Với nguồn vốn đề xuất bổ sung thêm là 5.500 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Bộ mong muốn sớm được bố trí vốn (nếu có).

Nếu nguồn vốn này đến quý 3/2024 mới được phê duyệt thì Bộ rất khó có thể giải ngân được hết trong những tháng còn lại của năm 2024, bởi các ngành nông nghiệp hầu hết là các công trình thủy lợi, việc thi công phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, đặc biệt là mùa mưa bão, thiên tai đang đến gần.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có nhiều diện tích rừng và đất rừng giáp ranh với các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Những năm qua, khu vực rừng giáp ranh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, huyện luôn chủ trương siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh.
Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng  cuối  năm 2024. Báo cáo tại hội nghị cho biết từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).
Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

(GLO)- Để giúp người dân từng bước thay thế các giống lúa đã bị thoái hóa, từ năm 2022 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã dành hơn 5 tỷ đồng triển khai cánh đồng lúa một giống chất lượng cao với diện tích 1.400 ha/4.532 hộ tham gia.