34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

Bảo đảm thống nhất trong tổ chức lực lượng phòng không cấp xã

Tiếp tục chương trình , ngày 14/6, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự án luật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng nói trên, đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) bày tỏ đồng tình với dự thảo về tổ chức hệ thống chỉ huy phòng không nhân dân, bao gồm chỉ huy trưởng, chỉ huy phòng thủ khu vực thay cho chỉ huy trưởng, chỉ huy quân sự cấp huyện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu phân tích, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, khi bỏ Ban chỉ huy quân sự cấp huyện sẽ thành lập Ban chỉ huy phòng thủ khu vực. Ban chỉ huy phòng thủ khu vực được xác định là một đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, không phải là cấp hành chính trung gian, có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trong đó có một số nhiệm vụ được chuyển từ Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

Dự thảo quy định chuyển trách nhiệm từ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy cấp huyện sang Chỉ huy trưởng chỉ huy phòng thủ khu vực trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về phòng thủ không quân nhân dân, bổ sung nhiệm vụ Chỉ huy trưởng chỉ huy phòng thủ khu vực, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã trong áp chế, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trên địa bàn quản lý là phù hợp, ông Dương khẳng định.

Đại biểu đánh giá, việc xác định chức danh Chỉ huy quân sự trưởng chỉ huy khu vực trong dự thảo luật là thể chế hóa chủ trương của Đảng và phù hợp với tổ chức, biên chế của đơn vị, bảo đảm sự chỉ đạo chỉ huy lực lượng phòng không nhân dân kịp thời, tập trung, thống nhất của Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh đến Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

Bên cạnh đó, dự thảo sửa đổi luật bổ sung khoản 2 Điều 15 Luật Dân quân tự vệ quy định "căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự cấp xã tổ chức khẩu đội cối, tổ, tiểu đội, dân quân, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế, trung đội dân quân phòng không, pháo binh cấp xã trọng điểm về quốc phòng, tổ chức tiêu biểu hoặc quân đội thường trực.

Đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Tuy nhiên, tại điểm b khoản 2 của Điều 13 Luật Phòng không nhân dân lại quy định "lực lượng phòng không không quân cấp xã do dân quân đảm nhiệm được tổ chức thành các tổ bắn mục tiêu bay thấp và tổ áp chế tàu bay không người lái, phương tiện khác".

Để bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức lực lượng phòng không không quân cấp xã, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung vào khoản 3 Điều 6 dự thảo luật sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 13 Luật Phòng không nhân dân theo hướng "lực lượng phòng không cấp xã do dân quân đảm nhiệm được tổ chức thành trung đội súng máy phòng không, các tổ bắn mục tiêu bay thấp và tổ áp chế tàu bay không người lái, phương tiện bay khác".

Bày tỏ đồng tình với tờ trình dự án luật của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nhấn mạnh, đây là một bước đi kịp thời, cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, cũng như xu thế vận động của quốc phòng khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ một số băn khoăn, kiến nghị. Theo ông, thời gian từ lúc tổ chức chính quyền 2 cấp được hoàn thiện đến khi luật có hiệu lực là tương đối ngắn. Vì thế, nếu không có các văn bản hướng dẫn kịp thời từ phía Chính phủ và Bộ Quốc phòng, việc tổ chức, triển khai tại cơ sở sẽ gặp khó khăn.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội, sáng 14/6/2025. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội, sáng 14/6/2025. (Ảnh: DUY LINH)

Do đó, ông đề nghị các cơ quan có thẩm quyền, các sở phối hợp ban hành các văn bản chi tiết hóa, cụ thể hóa nhằm kịp thời hướng dẫn thi hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

“Như vậy, khi triển khai chính quyền 2 cấp theo quy định của pháp luật kể từ ngày 1/7/2015 thì các chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trước đây sẽ được chuyển về cho Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và phân cấp, phân quyền cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã và Ban chỉ huy phòng thủ khu vực”, đại biểu Nguyễn Tạo nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung về khu vực phòng thủ ở địa phương, về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ huy phòng thủ khu vực phù hợp với Kết luận số 159 của Trung ương, đồng thời gắn với nội hàm khu vực phòng thủ được quy định tại Điều 9 của Luật Quốc phòng.

Việc tổ chức khu vực phòng thủ ở những địa bàn cấp tỉnh rộng, có số xã nhiều hơn 100 xã và địa bàn đa dạng gồm vùng miền núi, trung du và biển và dân cư phân tán cần được tiếp cận một cách linh hoạt để bảo đảm khu vực phòng thủ hiệu quả hơn, mang tính khả thi cao hơn, đại biểu Nguyễn Tạo kiến nghị.

Cả nước dự kiến có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Phát biểu tiếp thu, giải trình một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang khẳng định, việc tổ chức lực lượng phòng không ở cấp xã đóng vai trò quan trọng trong thế trận phòng thủ quốc gia.

“Phòng không rộng khắp là hoàn toàn cần thiết, bởi vì không thể xác định chỗ nào là trọng điểm, chỗ nào là không được. Hiện nay, chúng ta hoàn toàn chủ động được các vũ khí phòng không tầm thấp, vũ khí phòng không bảo đảm cho cấp xã, nên việc tổ chức huấn luyện tại chỗ hoàn toàn khả thi. Thực tế chiến tranh, xung đột tại một số khu vực trên thế giới thời gian qua cũng khẳng định vai trò của phòng không tại chỗ trong phát hiện, đánh chặn, xử lý các mối đe dọa từ trên không”, Bộ trưởng Phan Văn Giang nêu rõ.

“Hiện chúng tôi xác định 34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực, có tỉnh chỉ có 3 nhưng cũng có tỉnh tới 6, căn cứ vào diện tích, yêu cầu nhiệm vụ, dân số và các yếu tố quân sự, quốc phòng khác để sắp xếp”, Bộ trưởng nêu rõ.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Bộ trưởng cũng khẳng định chủ trương chưa đưa cán bộ quân đội chính quy về xã, nhấn mạnh quân đội vẫn xác định "ngụ binh ư nông”, “quân cốt tinh, không cốt đông” để thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Bộ Quốc phòng xác định sẽ đào tạo cho xã đội trưởng, xã đội phó, kể cả trợ lý có trình độ quân sự hướng tới đại học, đồng thời đào tạo bổ sung lý luận chính trị cao cấp với đội ngũ này.

Bộ trưởng cũng cho biết, tại một số khu vực, Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực sẽ cử từ 5 đến 7 sĩ quan xuống hướng dẫn, giúp đỡ chính quyền cơ sở hoàn thành . Sau thời gian hoàn thành nhiệm vụ, họ sẽ được rút về tiếp sức tại các xã khác. Với 3.321 xã sau sáp nhập/145 khu vực phòng thủ, mỗi Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực có khoảng 40 xã, có khu vực 50 xã.

Theo Trung Hưng (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

null