3 hình thức nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người dân có quyền lựa chọn nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ theo 3 hình thức chi trả linh hoạt.

BHXH Việt Nam vừa cho biết với quan điểm "lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ", tạo thuận lợi nhất cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, toàn ngành BHXH Việt Nam đã và đang triển khai song song các hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH linh hoạt, phù hợp theo nhu cầu của người thụ hưởng.

Người hưởng có quyền lựa chọn hình thức phù hợp, tiện lợi nhất để nhận lương hưu và trợ cấp BHXH. Ảnh minh họa
Người hưởng có quyền lựa chọn hình thức phù hợp, tiện lợi nhất để nhận lương hưu và trợ cấp BHXH. Ảnh minh họa

Theo đó, người hưởng người hưởng có quyền lựa chọn hình thức nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

Một là, trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền;

Hai là, thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

Ba là, thông qua người sử dụng lao động.

Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán (BHXH Việt Nam) cho biết nhằm đảm bảo chi trả chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời tới từng người tham gia và thụ hưởng chính sách, song song với việc chi trả qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng, cơ quan BHXH vẫn tiếp tục thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH bằng tiền mặt đối với người hưởng có nhu cầu.

Đặc biệt, tại Hợp đồng ủy quyền chi trả các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp và quản lý người hưởng BHXH hằng tháng qua hệ thống bưu điện, BHXH Việt Nam đã quy định đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng là người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật mà không có khả năng đi đến điểm chi trả để nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, cơ quan Bưu điện thực hiện chi trả miễn phí tận nơi cư trú cho người hưởng.

Hình thức chi trả trong trường hợp đặc biệt này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực trong việc tạo thuận lợi tối đa giúp người thụ hưởng nhận chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, với mục tiêu đem lại những gì tốt nhất cho người tham gia, thụ hưởng chính sách, thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến những lợi ích của việc nhận chế độ qua tài khoản với tinh thần để người tham gia, thụ hưởng tự nguyện tham gia.

Cơ quan BHXH tiếp tục thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH bằng tiền mặt với người hưởng có nhu cầu

Cơ quan BHXH tiếp tục thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH bằng tiền mặt với người hưởng có nhu cầu

Theo ông Nguyễn Văn Tĩnh, việc triển khai thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt là chủ trương của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ và có nhiều ưu điểm, tiện ích như: giúp người hưởng không phải tập trung nhận tiền và ký danh sách chi trả tại các điểm chi trả nên tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại; đảm bảo người hưởng nhận chế độ BHXH được đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, an toàn, đúng thời gian quy định...

"Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại rộng khắp, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp nhiều tiện ích, tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ khách hàng trong giao dịch như: Rút tiền mặt, tra cứu số dư, chuyển tiền, nộp tiền, thanh toán hóa đơn... nên người hưởng gặp rất nhiều thuận lợi"-ông Tĩnh nói.

Ngoài ra, hình thức chi trả qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, góp phần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chỉ thị số 22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, qua đó, đem lại những lợi ích thiết thực cho người hưởng và góp phần vào công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế-xã hội đất nước.

Theo BHXH Việt Nam đến hết năm 2023, cả nước đã có khoảng 64% số người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, trong đó BHXH hằng tháng 47%; chế độ BHXH một lần 94%; chế độ trợ cấp thất nghiệp 98%.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.