100% thôn, làng, tổ dân phố huyện Chư Păh có nhà văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 22-11, đoàn giám sát Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai đã khảo sát một số làng của xã Hà Tây và làm việc với UBND huyện Chư Păh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện.

Tại xã Hà Tây, đoàn giám sát Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế thiết chế văn hóa, thể thao của 3 làng Kon Sơ Bai, Kon Chang, Kon Sơ Lăh như: nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân vận động.

Tại buổi làm việc với đoàn giám sát, đại diện UBND huyện Chư Păh thông tin: giai đoạn 2022-2024, UBND huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở, vật chất cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở như: nhà làm việc, nhà thi đấu đa năng, sân vận động thuộc Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao huyện. Công viên huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân.

Hiện trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng được 11/14 Trung tâm Văn hoá-Thể thao xã, thị trấn; đầu tư xây dựng riêng 6 nhà văn hoá-khu thể thao, 14 khu vui chơi giải trí cho người già và trẻ em trên địa bàn các xã, thị trấn; 109 thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hoá.

Giai đoạn 2022-2024, huyện cấp kinh phí 450 triệu đồng để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện. Nguồn kinh phí dành cho tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao giai đoạn này là hơn 2,1 tỷ đồng.

img-7185.jpg
Lãnh đạo phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Păh nêu một số kiến nghị, đề xuất với đoàn giám sát HĐND tỉnh. MINH CHÂU

Đại diện UBND huyện cũng nêu một số khó khăn, hạn chế như: hiện các công trình văn hóa, thể thao được đầu tư xây dựng nhiều năm trước đều đã xuống cấp, nguồn kinh phí dành cho sửa chữa, nâng cấp còn hạn hẹp, chưa khắc phục kịp thời nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhận thức của xã hội về vai trò của công tác xã hội hoá hoạt động văn hóa, thể dục thể thao còn hạn chế. Định mức kinh phí cho hoạt động văn hóa, thể thao còn ở mức thấp, nhất là đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao…

Huyện cũng có một số kiến nghị, đề xuất như: Tỉnh cần ban hành văn bản, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở. Bên cạnh đó, địa phương cần có văn bản quy định mức chi cho ban tổ chức, trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên tham gia các giải thể thao quần chúng cấp xã; quy định cụ thể mức tiền chi giải thưởng tại giải thi đấu thể thao cấp xã để các đơn vị có cơ sở thực hiện. Đầu tư thêm nguồn kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, bà Võ Thị Bảo Ngân đánh giá cao kết quả trong công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện Chư Păh, đồng thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc cùng kiến nghị, đề xuất của huyện để tổng hợp gửi đến các đơn vị có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Diện mạo nông thôn của huyện Ia Pa ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.C

Ia Pa khát vọng vươn lên

(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khép lại năm 2024 với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục tạo đột phá trong năm mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ảnh: Đ.M.P

Một lần thăm trại thương binh

(GLO)- Dù tỉnh Kon Tum đã “ra riêng” từ lâu, nhưng ký ức về một thời chung tỉnh vẫn còn mãi trong tôi. Đặc biệt là lần tôi được tháp tùng Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ đến thăm Trại thương binh nặng của tỉnh Gia Lai-Kon Tum, khi ấy đóng ở thị xã Kon Tum hồi cuối tháng 12-1989.