10 ngàn quân Mỹ rút khỏi châu Âu và lời hứa không rời bỏ NATO

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 8/4, NBC News dẫn lời các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết Lầu Năm Góc cân nhắc rút 10.000 binh sĩ khỏi khu vực Đông Âu. Quyết định được xem là theo lộ trình của Mỹ cùng với cam kết không rời bỏ NATO.

binh-sy-my-tham-gia-tap-tran-chung-voi-luc-luong-ba-lan-anh-afp-ttxvn.jpg
Binh sỹ Mỹ tham gia tập trận chung với lực lượng của Ba Lan.Ảnh: AFP-TTXVN

Đây là lực lượng được chính quyền ông Biden trước đó điều động tới khu vực này vào năm 2022 như một phần của quy mô 20.000 người để củng cố sườn phía đông của NATO, sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ.

Hồi tháng 3, Tướng Ben Hodges, cựu Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, cho biết việc quân đội Mỹ rút khỏi châu Âu chỉ là vấn đề thời gian, trái ngược với phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth rằng Mỹ không có kế hoạch giảm bớt sự hiện diện quân sự tại châu Âu.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Trump đã cam kết nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tại Ukraine và ông đang thúc đẩy về một thỏa thuận ngừng bắn. Quan điểm của ông Trung đối với Ukraine gần như khác hẳn với người tiền nhiệm Biden - người từng tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí và viện trợ cho Kiev chừng nào còn cần thiết để giành chiến thắng.

Thời gian qua, ông Trump đã gây áp lực buộc Ukraine phải có một số bước nhượng bộ. Ông đã từng đình chỉ hỗ trợ quân sự và tình báo trong một tuần sau khi xảy ra cuộc tranh luận gay gắt công khai với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, và hiện chưa đưa ra cam kết cụ thể nào về viện trợ quân sự của Mỹ trong tương lai.

Hiện Mỹ có khoảng 80.000 binh sĩ đang đồn trú tại châu Âu. Sau khi cuộc xung đột Nga. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần lên tiếng châu Âu không đủ nỗ lực trong công tác tự vệ. Ông Trump cho rằng, các nước NATO cần tăng chi tiêu quốc phòng từ mức 2% GDP lên thành 5%.

Các lực lượng Mỹ hiện đồn trú trên khắp lãnh thổ Ba Lan, Romania, và các quốc gia Baltic để đối phó với cái gọi là mối đe dọa từ Nga, cũng như trấn an các đồng minh NATO nằm giáp biên giới Nga. Theo NBC News, số lượng cụ thể binh lính rút lui vẫn đang được phía Mỹ thảo luận.

Những cuộc thảo luận nội bộ về việc cắt giảm quân số của Mỹ ở Romania và Ba Lan diễn ra vào thời điểm Tổng thống Donald Trump đang cố gắng thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte từng lên tiếng, bất kỳ hoạt động cắt giảm binh sĩ nào cũng sẽ cần được thực hiện theo sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh châu Âu.

Còn theo Financial Times, trong các cuộc đàm phán giữa Nga – Mỹ tại Arabia Saudi, Moscow được cho đã yêu cầu NATO rút toàn bộ quân khỏi Đông Âu như một điều kiện để bình thường hóa quan hệ.

Nga lâu nay cáo buộc NATO là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, và cho hay việc liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu mở rộng phạm vi hoạt động cùng tham vọng của Kiev gia nhập NATO là lý do khiến Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.

Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen nhấn mạnh, các quốc gia châu Âu phải thiết lập một kế hoạch rõ ràng, và phối hợp với Washington để dần tiếp quản gánh nặng quốc phòng của châu Âu. Song nhiều người lo ngại sự hỗ trợ của Mỹ có thể giảm nhanh hơn tốc độ châu Âu có thể tự tăng cường năng lực quốc phòng.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định, Tổng thống Trump vẫn ủng hộ NATO, nhưng hy vọng các đồng minh sẽ đưa ra "một lộ trình thực tế" để giảm sự phụ thuộc vào những người nộp thuế ở Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

 HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

(GLO)- Ngày 10-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Ayun H’Bút-Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh tại huyện Chư Sê.

Khắc phục khó khăn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

Khắc phục khó khăn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung tại hội nghị trực tuyến sơ kết tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II-2025.

Biết ơn nguồn cội

Biết ơn nguồn cội

(GLO)- Việt Nam có nhiều dân tộc, dòng họ nhưng đều cùng một “bọc trăm trứng” mà ra, cùng là “con Lạc cháu Hồng”, giàu truyền thống văn hóa tốt đẹp và bề dày lịch sử. Điều đó tạo nên trong mỗi con người Việt Nam niềm tự tôn dân tộc, tình cảm gắn bó với quê hương, xứ sở.