10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW: Chú trọng phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 18-7, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Hội nghị thêm một lần nữa khẳng định quyết tâm của lãnh đạo tỉnh với mục tiêu đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa.

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, đến nay, tỉnh cơ bản đáp ứng 5 mục tiêu, 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp được nêu trong Nghị quyết, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người từ việc xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan Đảng, hệ thống chính trị đến doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên mong muốn hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa, gia đình, con người mang bản sắc riêng của Gia Lai. Ảnh: P.D
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên mong muốn hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa, gia đình, con người mang bản sắc riêng của Gia Lai. Ảnh: P.D

Hoạt động văn học nghệ thuật có nhiều chuyển biến; đội ngũ văn nghệ sĩ phát huy tinh thần sáng tạo, tích cực trong các hoạt động sáng tác và có nhiều tác phẩm chất lượng, tích cực quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người Gia Lai với bạn bè trong và ngoài tỉnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở.

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn tỉnh được tiến hành thường xuyên. Hoạt động phục dựng, bảo tồn các lễ hội, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các nghề thủ công truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Jrai, Bahnar được chú trọng...

Toàn tỉnh có 32 nghệ nhân ưu tú được Chủ tịch nước vinh danh qua 3 đợt xét tặng danh hiệu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2023, UBND tỉnh đã bố trí hơn 16 tỷ đồng để thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023-2025”, làm tiền đề cho các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động tăng cường bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Đặc biệt, từ năm 2015 đến 2019, nhiều nhà khoa học đến từ các nước tiên tiến đã giúp ngành Văn hóa khai quật khảo cổ tại một số điểm trên địa bàn thị xã An Khê; tổ chức thành công hội thảo khoa học quốc tế về di chỉ khảo cổ học đồ đá cũ An Khê.

Hội nghị nhận định: Nhờ đó, văn hóa truyền thống được coi trọng và khơi dậy, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được gìn giữ và phát huy. Mức hưởng thụ văn hóa của người dân được nâng lên; sự gắn kết cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, lối sống văn hóa, mối quan hệ hòa thuận, kỷ cương xã hội được đề cao.

Văn hóa đã trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện về nhân cách, thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội, qua đó gắn kết mối quan hệ giữa việc xây dựng môi trường văn hóa với sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Quang cảnh hội nghị tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Ảnh: P.D

Quang cảnh hội nghị tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Ảnh: P.D

Nhiều giải pháp phát triển văn hóa, con người

Điểm lại một số nét nổi bật của ngành Văn hóa thời gian qua, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung nhắc đến các sự kiện đã được tổ chức thành công như: Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018; Festival Cồng chiêng Gia Lai năm 2023; Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai từ năm 2022 đến 2024; các chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”…

Từ năm 2022 đến nay, Sở đã triển khai đề án “Chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” với nhiều chương trình đầu tư, hỗ trợ hiệu quả. Năm 2023, tỉnh đã tổ chức 2 đoàn công tác tham gia các sự kiện văn hóa tại Hàn Quốc, qua đó quảng bá đặc trưng văn hóa của tỉnh đến với bạn bè quốc tế.

Festival Cồng chiêng năm 2023 là một trong những sự kiện văn hóa quy mô được tỉnh Gia Lai tổ chức thành công. Ảnh: Phương Duyên

Festival Cồng chiêng năm 2023 là một trong những sự kiện văn hóa quy mô được tỉnh Gia Lai tổ chức thành công. Ảnh: Phương Duyên

Nhận diện những khó khăn, hạn chế trong xây dựng, phát triển văn hóa và con người hiện nay, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đề xuất một số giải pháp khắc phục. Đó là rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, con người; quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ làm công tác văn hóa cơ sở; đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị; mở rộng giao lưu hợp tác văn hóa với các vùng miền trong nước và quốc tế.

Liên quan đến nội dung xây dựng văn hóa trong kinh tế của khối các doanh nghiệp trực thuộc, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Huỳnh Tấn Đoan-nhận định: Đây là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Một khi văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được xây dựng và phát triển sẽ tạo sức lan tỏa đến từng thành viên trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường...

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác này, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp; nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, lấy đạo đức, văn hóa làm cốt lõi. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, thực chất; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp trong xây dựng, phát triển doanh nghiệp.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng tham luận, thảo luận một số vấn đề quan trọng như: giải pháp nâng cao mức đầu tư kinh phí cho sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch trong thời gian tới; những vấn đề đặt ra đối với công tác bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa hiện nay; công tác đào tạo học sinh, sinh viên chuyên ngành văn hóa nghệ thuật...

“Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa, con người Gia Lai”

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên ghi nhận, biểu dương những kết quả đã đạt được trong tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, đơn vị, địa phương tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa, gia đình, con người sao cho vừa mang đặc trưng chung của con người Việt Nam, vừa thể hiện rõ bản sắc riêng của Gia Lai với các tiêu chí như: nhân ái, nghĩa tình, đoàn kết, siêng năng, cần cù, kiên cường, bất khuất, khát vọng vươn lên; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị quan tâm phát triển khoa học-công nghệ, chuyển đổi số, y tế, thể thao để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao tầm vóc, trí tuệ, tuổi thọ, tâm hồn, tình cảm, chỉ số phát triển và chỉ số hạnh phúc của con người Gia Lai.

Nâng cao chỉ số phát triển, chỉ số hạnh phúc của con người Gia Lai là một trong những kỳ vọng của Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên về xây dựng văn hóa, con người trong thời kỳ mới. Ảnh: Phương Duyên

Nâng cao chỉ số phát triển, chỉ số hạnh phúc của con người Gia Lai là một trong những kỳ vọng của Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên về xây dựng văn hóa, con người trong thời kỳ mới. Ảnh: Phương Duyên

Với yêu cầu chú trọng phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nêu mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng; khai thác, bảo tồn và tôn tạo các giá trị truyền thống tiêu biểu gắn với phát triển du lịch; phát triển thể dục, thể thao quần chúng; quan tâm phát triển thể thao thành tích cao; đa dạng việc huy động nguồn lực đầu tư và tổ chức đời sống văn hóa-xã hội.

Một số nội dung khác cũng được Bí thư Tỉnh ủy đề cập như: Tăng cường lãnh đạo thực hiện quy định về xây dựng văn hóa trong toàn Đảng bộ; kiên quyết xóa bỏ các tập tục lạc hậu; quan tâm phát triển văn học nghệ thuật; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa; bố trí nguồn lực, kinh phí xứng đáng cho các hoạt động văn hóa; đưa các quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.

“Cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hóa-xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương trong việc sáng tạo, xây dựng, hiện thực hóa các hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam tại Gia Lai vào trong đời sống xã hội”-Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên: Giữ vững bình yên biên giới để người dân vui xuân, đón Tết

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên: Giữ vững bình yên biên giới để người dân vui xuân, đón Tết

(GLO)- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ngày 17-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị của lực lượng Biên phòng và hệ thống chính trị các xã khu vực biên giới của 3 huyện Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai.

Cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/9 phấn khởi khi được đoàn công tác đến thăm, chúc Tết. Ảnh: Q.T

Quà Tết đến với lính nhà giàn DK1

(GLO)- Dù phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả trong hải trình dài ngày vượt sóng to, gió lớn nhưng toàn bộ hàng hóa, quà Tết đã được đoàn công tác tàu Trường Sa 21 đưa đến các nhà giàn DK1 an toàn.

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết gia đình người có công tại Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết gia đình người có công tại Đak Pơ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, chiều 18-1, đoàn công tác của tỉnh Gia Lai do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc Tết, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu tại huyện Đak Pơ.

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, chúc Tết các gia đình người có công tiêu biểu

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, chúc Tết các gia đình người có công tiêu biểu

(GLO)- Ngày 15-1, đoàn công tác của tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Võ Thanh Hùng làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà các gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, người có công tiêu biểu tại các huyện: Krông Pa, Chư Sê, Chư Pưh và thị xã Ayun Pa.