Xung đột biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ tăng cường tiềm lực quân sự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nga và Mỹ đang chạy đua bán vũ khí cho Ấn Độ khi quốc gia này và Trung Quốc đang trong bối cảnh căng thẳng quân sự.

Tên lửa Agni V của Ấn Độ. Ảnh: AFP
Tên lửa Agni V của Ấn Độ. Ảnh: AFP


Tuần trước, chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt đề xuất mua 33 máy bay chiến đấu mới của Nga với giá 2,4 tỉ USD và nâng cấp thêm 59 chiếc bên cạnh thỏa thuận 5,43 tỉ USD cho các hệ thống tên lửa phòng không S-400, sau cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc.

Tuy nhiên, một số giới chức Ấn Độ đặt ra câu hỏi về mối quan hệ khăng khít giữa Nga và Trung Quốc, trong khi đó Mỹ đang tăng cường quan hệ với Ấn Độ thông qua chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm đẩy mạnh việc bán vũ khí cho quốc gia này.

“Nhiều người tin rằng Ấn Độ không được "bỏ hết trứng vào trong một giỏ” mà vẫn phải thúc đẩy mối quan hệ với cả Nga và Mỹ” - SCMP dẫn lời ông Rajeswari Pillai Rajagopalan, người đứng đầu Sáng kiến chính sách hạt nhân và không gian tại Tổ chức nghiên cứu quan sát ở New Delhi.

Ấn Độ là quốc gia mua vũ khí hàng đầu thế giới, với mức chi hàng tỉ USD mỗi năm. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, trong 10 năm qua, Ấn Độ là quốc gia bỏ nhiều tiền cho vũ khí hơn tất cả các quốc gia khác.

Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ kể từ thời Liên Xô. Kể từ năm 2000, Nga đã kiếm được khoảng 35 tỉ USD, chiếm hơn hai phần ba tổng số tiền mà Ấn Độ dành cho vũ khí - 51 tỉ USD.

So sánh với Mỹ, số tiền này chỉ đạt 3,9 tỉ USD trong 20 năm qua nhưng Mỹ đã nhanh chóng bắt kịp kể từ năm 2010 để vươn lên trở thành nhà cung cấp vũ khí thứ 2 cho Ấn Độ, vượt qua Israel và Pháp.

Đầu năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết với Tổng thống Mỹ Donald Trump mua các thiết bị quân sự trị giá 3 tỉ USD, trong đó có cả máy bay trực thăng.

Vào ngày 15.6, cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm khi có ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng tại Thung lũng Galwan. Do đó, việc mua sắm vũ khí của Ấn Độ càng trở nên cấp bách.

“Nga đã kiếm được lợi nhuận từ cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn. Tôi không nghĩ Mỹ sẽ vui khi chứng kiến điều này. Chính phủ Mỹ đã rất cố gắng để không mất hàng tỉ đô la mỗi năm từ việc bán vũ khí cho Ấn Độ” - ông Zhou Chenming, một nhà phân tích quân sự Bắc Kinh chia sẻ.

Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt năm 2017 áp lệnh trừng phạt bất cứ quốc gia nào tiến hành giao dịch vượt quá 15 triệu USD với ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

“Đó là một trong những nỗ lực gây áp lực cho Ấn Độ trong việc lựa chọn vũ khí của Mỹ thay vì của Nga. Tất nhiên, Nga sẽ không ngồi yên để Ấn Độ rơi vào tay Mỹ”, ông Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự Hong Kong thông tin.

Trong các cuộc thảo luận vào đầu năm nay, Mỹ đã đề nghị phát triển "siêu F-16" cho Ấn Độ, thậm chí  còn chuyển giao dây chuyền sản xuất theo yêu cầu của chính phủ Ấn Độ. Bên cạnh đó, Mỹ đã bàn giao trực thăng Apache và Chinook cho Ấn Độ, hiện đang được triển khai tại biên giới Ladakh.

Theo ông Song, việc mua sắm vũ khí của Ấn Độ có thể tăng cường sức mạnh chống lại quân đội Trung Quốc nhưng chỉ ở mức độ hạn chế. “Ấn Độ có thể mua một số vũ khí tiên tiến nhưng không thể mua được khả năng chiến đấu. Một quân đội hiện đại là một quân đội có hệ thống”, ông nhấn mạnh.

https://laodong.vn/the-gioi/xung-dot-bien-gioi-voi-trung-quoc-an-do-tang-cuong-tiem-luc-quan-su-818845.ldo

Theo HỒNG HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.