XK cà phê tăng về lượng và kim ngạch, giá giảm so với cùng kỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 5/2018 đạt 149.773 tấn, trị giá 294,1 triệu USD, giảm 3,8% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với tháng 4/2018, nhưng tăng 22,6% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với tháng 5-2017.
 

 

Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt 877.804 tấn, trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 23,8% về lượng và tăng 5,7% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2017.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê tháng 5/2018 đạt 1.964 USD/tấn, tăng 2,7% so với tháng 4/2018, nhưng giảm 12,5 % so với tháng 5/2017. Tính trung bình 5 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu đạt mức 1.932,5 USD/tấn, giảm 14,6% so với 5 tháng đầu năm 2017.

Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, đạt 114.545 tấn, tương đương 208,72 triệu USD, chiếm trên 13% trong tổng lượng và chiếm 12,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, giảm 7,8% về lượng và giảm 22,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất sang Đức cũng giảm 16%, đạt 1.822 USD/tấn.

Thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ cà phê Việt Nam là Mỹ, chiếm trên 10,2% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 89.764 tấn, trị giá 174,35 triệu USD giảm 14% về lượng và giảm 26,7% về giá trị so với cùng kỳ.

Italia vươn lên là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 3 của Việt Nam, đạt 63.701 tấn, trị giá 118,61 triệu USD, tăng 2,4% về lượng nhưng giảm 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 7,3% trong tổng lượng và chiếm 7% trong tổng kim ngạch.

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái thì thấy hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch; trong đó, xuất khẩu sang thị trường Indonesia tăng mạnh nhất tăng 997% về lượng và tăng 771% về trị giá, đạt 52.408 tấn, trị giá 101,57 triệu USD. Bên cạnh đó là một số thị trường cũng tăng cao như: Nam Phi tăng 275,7% về lượng và tăng 219,9% về trị giá, đạt 4.884 tấn, trị giá 8,88 triệu USD; Hy Lạp tăng 157,7% về lượng và tăng 114,4% về trị giá, đạt 5.401 tấn, trị giá 9,97 triệu USD; Nga tăng 108,8% về lượng và tăng 76,8% về trị giá, đạt 39.807 tấn, trị giá 84,26 triệu USD; Đan Mạch tăng 98,8% về lượng và tăng 72% về trị giá, đạt 1.171 tấn, trị giá 2,21 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang thị trường Singapore sụt giảm mạnh nhất, giảm 52,4% về lượng và giảm 59,3% về kim ngạch, đạt 562 tấn, tương đương 1,64 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu sang Mỹ, Bỉ, Đức và Canada cũng giảm mạnh về kim ngạch, với mức giảm tương ứng 26,7%, 25,2%, 22,6% và 20,6% so với cùng kỳ.

Theo vinanet

Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.