Xem xét mở cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị để 'cứu' nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để giải cứu hàng ngàn tấn nông sản đang nằm chờ tại vùng biên, ban kinh tế cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn và khu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc) đang xem xét mở cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào ngày 3-2 để thông quan hàng hóa.
 
Mỗi ngày có thêm khoảng 20 container nông sản phải nằm chờ tại cửa khẩu Tân Thanh - Ảnh: B.NGỌC
Trao đổi với Tuổi trẻ Online ngày 2-2, ông Lê Văn Chất, trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn nói việc hai bên xem xét mở cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị để giao thương hàng hóa sẽ tạo điều kiện cho hàng ngàn tấn nông sản đang ứ đọng tại các cửa khẩu xuất hàng sang Trung Quốc.
Cũng theo vị này, tính đến cuối chiều ngày 2-2 tại bãi xe cửa khẩu Tân Thanh có 160 container thanh long nằm chờ xuất khẩu.
Ông Chất cho biết thêm, trong 2 ngày qua, mỗi ngày có thêm khoảng 20 container nông sản nằm chờ bãi xe cửa khẩu, hầu hết các xe này di chuyển từ miền Nam ra cửa khẩu từ trước thời điểm đóng biên nên buộc phải nằm chờ.
Tương tự, tại cửa khẩu Cốc Nam, ông Vũ Đức Trung, trạm trưởng trạm biên phòng Cốc Nam, cho hay hiện có khoảng 15 container nông sản nằm chờ tại bãi xe cửa khẩu từ trước tết. Những ngày qua không có thêm chủ xe nào đưa hàng ra cửa khẩu.
Lực lượng biên phòng cửa khẩu đã chủ động thông báo cho các chủ xe, tiểu thương về tình trạng ngừng giao thương hàng hóa giữa hai nước để hạn chế tình trạng ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu.
Ông Trung cũng xác nhận việc cơ quan chức năng hai phía đang xem xét mở lại hoạt động giao thương hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị để giải quyết hóa hóa ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới.
 
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị những ngày này khá vắng vẻ - Ảnh: B.NGỌC
Cũng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Onine, tại khu vực cửa khẩu Kim Thành (tỉnh Lào Cai) đến thời điểm hiện tại có hơn 40 container hàng hoá (chủ yếu là thanh long) nằm chờ xuất khẩu.
Ông Hoàng Chí Hiền, chánh văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, cho biết từ ngày 29-1, phía Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã ra thông báo tạm dừng hoạt động tại chợ biên mậu Bắc Sơn đến hết ngày 9-2 để làm vệ sinh dịch tễ. Do đó, trong thời gian này, tất cả các mặt hàng hoa quả, bánh kẹo… không được làm thủ tục thông quan theo hình thức trao đổi hàng hoá biên mậu.
Hầu hết các xe chở thanh long nằm chờ thông quan có chủ hàng là người Trung Quốc. Họ thu mua từ các tỉnh miền Nam và thuê các công ty làm dịch vụ vận tải, logistics vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ. Còn các mặt hàng xuất khẩu theo phương thức chính ngạch vẫn được thông quan.
Sở Công thương Lào Cai đã thông báo tới các tiểu thương về việc phía Vân Nam, Trung Quốc tạm dừng hoạt động tại chợ biên mậu Bắc Sơn và kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện qua cửa khẩu.
Sở Công thương Lào Cai cũng khuyến nghị người dân, tiểu thương, doanh nghiệp thống nhất với các đối tác Trung Quốc từng bước nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam theo hình thức chính ngạch để hạn chế rủi ro.
B.Ngọc-V.Tuấn (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.