Xem bóng đá ở Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sắp vào Gia Lai tôi đã gọi cho vợ chồng Lan-Dũng: “Quỹ thời gian có thế, đi chơi điểm nào các em sắp xếp giùm. Nhưng có một điểm nhớ đưa thầy cô đến: Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai”. Và được đến nơi này trong buổi sáng khí hậu như miền Bắc, lúc uống cà phê thì dịu mát, vào Học viện lây rây mưa xuân rồi ào ạt mưa rào.
1. Học viện khoa học, học viện quân sự, học viện chính trị thì tôi biết rồi, còn học viện bóng đá thì lần đầu tới. Thật ngỡ ngàng, Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai đúng là một trường học. Gọn gàng, khoa học đâu ra đấy, cơ sở vật chất lại rất rộng rãi, thoáng đãng. Giảng đường là các phòng học lý thuyết bóng đá và văn hóa, là các sân tập ngoài trời và trong nhà cho các lứa tuổi, là phòng tập thể lực với các máy móc, dụng cụ hiện đại, là nơi ở, phòng ăn, khu vui chơi, giải trí của người học (cầu thủ đội 1 và các lớp năng khiếu...). Đường tới các sân tập, nơi ở là các cây hoa nhiều màu đua sắc, cắt tỉa gọn gàng.
Chúng tôi gặp ở đây các thầy và trò, cả lứa “tốt nghiệp” thành cầu thủ rồi và đang theo học. Những cầu thủ mà người yêu bóng đá đã biết tên, thuộc mặt, thậm chí cả dáng đi, bước chạy, cách làm xiếc với trái bóng và ghi bàn. Họ có một nét chung: khiêm tốn, giản dị, cởi mở.
Huấn luyện viên phó Dương Minh Ninh nhẹ nhàng: “Cháu chào chú! Chú cứ tự nhiên đi đến những nơi chú thích của Học viện ạ”. Còn các cầu thủ Nguyễn Phong Hồng Duy, Vũ Văn Thanh, Minh Vương, Tuấn Linh... nhoẻn cười đáp lễ. Tuấn Anh, Văn Toàn sẵn sàng đứng lại chụp ảnh cùng (chỉ tiếc là không chụp với Công Phượng bởi lúc ấy Phượng mắc làm phóng sự với nhà báo thể thao Minh Hải).
Những người của công chúng, của truyền thông, của triệu fan hâm mộ là sản phẩm của một trường giáo dục có phương pháp khoa học, có mục tiêu rõ ràng, có sự kết nối giữa nét đẹp của đạo đức dân tộc và tinh hoa thời đại. Là cầu thủ, trước hết các cháu là những con người! Trên sân cỏ họ đá đẹp; ngoài sân cỏ họ sống tử tế.
Vào đến đây, càng thấy cái tâm, cái tầm của Bầu Đức-ông chủ của Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức. 
2. Còn nhớ trận cầu Hoàng Anh Gia Lai-Hà Nội ở vòng 10 LS V.League 2021, thật sự là trận cầu đinh. Sân Pleiku có 1,2 vạn ghế mà không ghế trống. Từ 3 giờ sáng, người xếp hàng mua vé đã kéo dài nửa cây số. Vé chợ đen tăng chóng mặt, gấp 15 lần vé gốc. Bầu Đức mượn sân Sở Giao thông-Vận tải lắp màn hình 400 inche, xếp 1.000 ghế phục vụ người không có vé. Vẫn nhiều khán giả Hà Nội vào, Sài Gòn lên, Kon Tum, Đak Lak... đến mà không được vào sân ngồi xem bóng đá qua màn hình.
Cuồng nhiệt và nghệ sĩ, dùng hai từ ấy để nói về người Tây Nguyên xem bóng đá. Cờ, trống và “vũ điệu” như những đợt sóng trên các hàng ghế trong sân! Không thấy người quá khích, không nghe một tiếng chửi thề nhắm vào “vua áo đen” và cầu thủ khách, dù cho có những phút giây nóng bỏng khó cắt nghĩa trên sân cỏ. Một trận cầu mãn nhãn, mãn mọi cảm giác, cảm xúc cả yếu tố chuyên môn và tình yêu bóng đá!
Sẽ hiếm có cơ hội xem bóng đá như xem ở phố núi Pleiku! 
PHẠM NGỌC LANH

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện);