Xây dựng nông thôn mới ở Đak Đoa: Kết quả ấn tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 15 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) có 9/16 xã đạt chuẩn NTM và ghi dấu ấn bằng nhiều kết quả nổi bật.

Nông thôn khởi sắc

Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vào năm 2010, Huyện ủy, UBND huyện Đak Đoa đã xác định đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đều được huy động vào cuộc tổ chức thực hiện.

Chương trình nhanh chóng tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, gắn với nhiều phong trào, mô hình thiết thực như: “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Phụ nữ với 5 không, 3 sạch”, “Thắp sáng đường quê”…

Đến nay, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư hoàn thiện với nhiều tuyến đường giao thông được nâng cấp; kênh mương nội đồng được kiên cố hóa; nhà văn hóa, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang.

Là 1 trong 2 xã đầu tiên của huyện Đak Đoa được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2014, cấp ủy, chính quyền địa phương xã Nam Yang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao.

Bà Nguyễn Vũ Hoàng Yên-Chủ tịch UBND xã-cho biết: Đến nay, 100% đường xã và liên xã, đường trục thôn, đường ngõ xóm được bê tông hóa hoặc cứng hóa. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng là 100%. Các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THCS đều đạt chuẩn quốc gia hoặc đạt chuẩn theo quy định.

khu-trung-tam-xa-nam-yang-phat-trien-sam-uat-duong-sa-thuan-tien.jpg
Khu trung tâm xã Nam Yang phát triển sầm uất, đường sá khang trang. Ảnh: L.N

Năm 2016, xã Glar được công nhận đạt chuẩn NTM. Từ 2010 đến nay, xã đã đầu tư xây dựng hơn 40,8 km đường giao thông nông thôn và 30 km đường giao thông nội đồng. Ngoài ra, nhà văn hóa xã và 8/9 nhà văn hóa thôn được xây dựng mới, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng.

Ông Blôl (làng Dôr 2) cho biết: “Trước đây, đường làng nhỏ hẹp, trơn trượt vào mùa mưa. Bây giờ, 100% đường giao thông nội làng đã được đổ bê tông sạch đẹp, có đèn chiếu sáng ban đêm, giúp người dân đi lại thuận tiện”.

Theo ông Bùi Quang Thoại-Phó Chủ tịch UBND xã Glar: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã giúp địa phương thay đổi toàn diện. Rõ nét nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư mạnh mẽ với nhiều tuyến đường được nâng cấp, kênh mương nội đồng được kiên cố hóa, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế được xây mới khang trang…

Đời sống người dân được nâng cao

Sau 15 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, các chỉ tiêu giảm nghèo, thu nhập, hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, môi trường... đều chuyển biến rõ rệt. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 5,5% (giảm 28,5% so với năm 2010), thu nhập bình quân đầu người đạt gần 62,5 triệu đồng/năm (tăng hơn 40 triệu đồng so với năm 2010).

Phó Chủ tịch UBND xã Glar cho hay: Người dân trong xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp với những loại cây trồng chính là cà phê (gần 2.000 ha), lúa (hơn 800 ha), cao su (hơn 250 ha); chăn nuôi heo, dê và gia cầm. Đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,7 triệu đồng/năm, tăng 41,6 triệu đồng so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 31,98% (năm 2011) xuống còn 7,99%.

nguoi-dan-lang-dor-2-xa-glar-gop-tien-lap-dat-dien-chieu-sang-duong-lang.jpg
Người dân làng Dôr 2 (xã Glar) góp tiền lắp đặt điện chiếu sáng đường làng. Ảnh: L.N

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện-khẳng định: Một trong những yếu tố quyết định thành công của chương trình xây dựng NTM ở Đak Đoa là sự tham gia tích cực của người dân. Hàng ngàn hộ dân đã tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu để xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa, trường học...

Đến nay, toàn huyện có 9 xã đạt chuẩn NTM gồm: Nam Yang, Tân Bình, Kdang, Hải Yang, Hneng, Hà Bầu, Đak Krong, Glar, Ia Băng và 15 thôn, làng đạt chuẩn NTM. 100% xã đạt tiêu chí quy hoạch, thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng thương mại; 93,7% xã đạt tiêu chí giáo dục và đào tạo, văn hóa; 87,5% xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông; 68,7% xã đạt tiêu chí giao thông; 50% xã đạt tiêu chí nghèo đa chiều…

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh: Giải ngân hơn 700 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng chính sách

Chư Pưh: Giải ngân hơn 700 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng chính sách

(GLO)- Ngày 12-5, tại trụ sở UBND thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Pưh đã tiến hành giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách cho 15 hộ dân thuộc diện hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, với tổng số tiền 710 triệu đồng.

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

(GLO)- Ngày 12-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký Quyết định số 256/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.