Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Lợn Brong Đức Cơ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Đức Cơ đã đầu tư xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Brong Đức Cơ”.

 Cán bộ nông nghiệp huyện Đức Cơ thường xuyên đến các hộ chăn nuôi kiểm tra sức khỏe đàn lợn. Ảnh: Mai Ka
Cán bộ nông nghiệp huyện Đức Cơ thường xuyên đến các hộ chăn nuôi kiểm tra sức khỏe đàn lợn. Ảnh: Mai Ka

Giống lợn Brong (hay còn gọi là lợn sóc) được lai tự nhiên giữa lợn rừng và lợn nhà. Lợn Brong có tầm vóc nhỏ, mõm dài, nhọn, lưng võng với 3 loại màu sắc chính là đen tuyền, đen lang trắng và sọc dưa, con trưởng thành có trọng lượng 40-50 kg. Ưu điểm của giống lợn này là sức đề kháng tốt, khả năng chống đỡ bệnh tật cao, thích nghi tốt với các loại địa hình khác nhau, có khả năng làm tổ, đẻ và nuôi con nơi hoang dã không cần sự can thiệp của con người. Thức ăn chính của chúng là các loại rau, cỏ, củ quả... nên rất dễ nuôi, chi phí thấp. Thịt lợn Brong được xem là đặc sản vì tỷ lệ nạc khá cao, mỡ giòn thơm, không béo nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá thịt lợn hơi trung bình trong khoảng 100-120 ngàn đồng/kg, đợt cao điểm lên 150 ngàn đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Quốc Tư-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ, tháng 6-2020, từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, huyện đã triển khai Dự án bảo tồn và phát triển giống lợn Brong Đức Cơ theo quy trình VietGAP. Cụ thể, huyện xây dựng 30 mô hình nuôi lợn Brong với số lượng gần 500 con tại một số xã trên địa bàn. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ con giống, kỹ thuật chăm sóc theo hướng VietGAP, tiêm vắc xin phòng các bệnh thường gặp. Sau 1 năm, các hộ có lợn sinh sản sẽ trả lại con giống để hỗ trợ hộ đăng ký tiếp theo. Hiện toàn huyện có khoảng 700 hộ nuôi với quy mô đàn lên khoảng 3,5 ngàn con.

Sau 6 tháng tham gia dự án, từ 5 con giống được hỗ trợ, anh Rơ Lan Nhung (làng Ghè, xã Ia Dơk) đã có đàn lợn 13 con. Anh Nhung cho biết: “Khi được chọn tham gia dự án, mình được tập huấn, hướng dẫn cách làm chuồng, kiểm tra tình hình sức khỏe đàn lợn. Hiện đàn lợn phát triển khỏe mạnh”. Là người được phân công theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ tham gia dự án trên địa bàn xã Ia Dơk, ông Lê Văn Đức-viên chức Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đức Cơ-cho hay: “Xã có 4 hộ tham gia dự án với tổng số 20 con giống. Đàn lợn đang phát triển nhanh và khỏe mạnh. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tổ chức tập huấn và vận động các hộ dân tham gia dự án”.

Hiện nay, sản phẩm thịt lợn một nắng chế biến từ giống lợn Brong của huyện Đức Cơ đã được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Vì vậy, huyện Đức Cơ đẩy mạnh việc bảo tồn để nhân rộng giống lợn này trở thành giống chủ lực trong ngành chăn nuôi của địa phương. Trên cơ sở đó, huyện đã định hướng cho các hộ dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP để vừa đảm bảo đàn lợn được chăm sóc tốt, vừa tránh dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

 Sản phẩm thịt lợn Brong một nắng đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Mai Ka
Sản phẩm thịt lợn Brong một nắng đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Mai Ka


Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ cho biết thêm: Để lợn Brong trở thành chủ lực trong ngành chăn nuôi của địa phương, chúng tôi đang đề xuất Sở KH-CN hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Brong Đức Cơ”. Hiện Hợp tác xã Nông nghiệp và phát triển công nghệ cao Đức Cơ (xã Ia Krêl) tích cực hoàn thiện và phát triển sản phẩm thịt lợn Brong một nắng với mong muốn đưa sản phẩm vươn ra thị trường trong nước.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Nam Hải-Giám đốc Sở KH-CN-cho biết: Xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận kèm theo chuyển giao kỹ thuật, tập huấn cho người dân cũng như các quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ giúp thay đổi thói quen trong chăn nuôi, áp dụng các công nghệ tiên tiến để hướng đến sản xuất bền vững. Đồng thời, thực hiện đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sẽ giúp tăng cường quảng bá, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Vì vậy, việc xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Brong Đức Cơ” rất có ý nghĩa đối với địa phương. Đáng mừng là hiện nay, sản phẩm thịt lợn Brong Đức Cơ bước đầu đã khẳng định được danh tiếng trên thị trường bằng chất lượng và tính đặc thù.

 

MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.