Xã Gào thuở ấy...

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi được chuyển từ Sở Nông nghiệp sang Ban Kinh tế mới. Khi đó, người ghi dấu ấn rất đậm trong tôi là quyền Trưởng ban Nguyễn Đàn (bí danh là Hiệp). Ông đen, tóc xoăn, râu ria bờm xờm. Cổ tay phải của ông bị vênh oặt và tóp teo, vết tích xương tay bị dập gãy. Ông miệng nói tay làm, xông xáo trong mọi công việc. Quản lý đơn vị cấp sở mà như vị tướng chỉ huy chiến trường, ông truyền rất nhiều năng lượng cho đội ngũ sinh viên mới ra trường chúng tôi.
Ông Nguyễn Đàn là người Hoài Nhơn (Bình Định) lên Gia Lai hoạt động thời kháng chiến. Ông bị địch bắt giam ở Nhà lao Pleiku. Sau khi được thả, ông tiếp tục tham gia hoạt động, lại bị bắt giam ở Nhà đày Buôn Ma Thuột. Được mấy năm, ông cùng với các đồng chí lập kế vượt ngục. Ra ngoài, ông lại móc nối với tổ chức, được phân công về xã Gào gây dựng cơ sở hoạt động.
Theo ông Đàn, trong kháng chiến, xã Gào được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh, ban ngày không thể định hướng chính xác được vị trí Pleiku, chỉ về đêm, dựa vào ánh sáng điện thì mới chắc đúng. Là người bám trụ lâu nhất ở mảnh đất này, ông kể lại: Hồi trước, phần lớn vùng xã Gào là rừng cổ thụ. Cọp sống thành từng bầy, có đàn đến 7-8 con. Để tránh địch một cách an toàn nhất, ông Đàn thường theo những con đường cọp đi, lần vết chân cọp mà xuyên rừng. Lâu dần hình như bọn cọp cũng trở nên quen hơi ông. Có lúc ông đi trước, cọp rừng lẽo đẽo theo sau như người cận vệ trung thành. Đến lúc cột võng ăn cơm, con cọp cũng ngồi đợi, ông ung dung cất tiếng mời cơm nó như mời một người khách, một vệ sĩ. Cũng vì thế mà dân trong vùng gán cho ông Nguyễn Đàn một cái tên rất thú vị là “ông cọp”!
Diện mạo của làng A (xã Gào) đổi thay nhờ thực hiện chương trình NTM. Ảnh: N.S
Diện mạo của làng A (xã Gào). Ảnh: Nguyễn Sang
Giữa vùng rừng bạt ngàn của xã Gào thời ấy, trâu rừng cũng nhiều vô kể. Các đơn vị bộ đội, cán bộ nằm vùng thường vào rừng chặt lá rải lên trên những đám đất bằng cho trâu nằm. Kể cũng lạ, bọn trâu rừng ưa sạch sẽ, thường về quần tụ, nằm ngủ trên những “tấm thảm lá” ấy. Cho đến khi bãi đầy phân, lá cây và đất bị giẫm nát, những người kháng chiến lại cắt lá tạo thảm lá mới. Đến lúc ấy, chúng mới chịu kéo nhau sang bãi mới. Những bãi trâu nằm như vậy, cán bộ kháng chiến không cần cày xới, chỉ gieo hạt thuốc lào là được những vụ thuốc bội thu. Thuốc ấy hái phơi khô, đóng gói, đem ra vùng Gia Tường đổi bò, công cụ phục vụ tăng gia sản xuất. Không biết phân trâu rừng có chất gì đặc biệt mà thuốc lào trồng trên đất ấy vừa tốt, năng suất cao, lại hút rất phê, dùng một lần là nhớ mãi. Nhờ thế mà căn cứ đổi được nhiều bò heo, làm được nhiều ruộng nước, tự túc lương thực, thực phẩm. Cũng nhờ thế mà người dân xã Gào biết được công việc cày bừa, biết trồng lúa nước thâm canh từ rất sớm. 
Ngày nay, trải qua công cuộc kiến thiết, phát triển sản xuất, xã Gào hầu như đã hết rừng nguyên sinh. Thay vào đó là triền triền cà phê, cao su, thông, keo... Đường vào làng đã được trải nhựa láng o. Buôn làng đông đúc hơn, vui hơn. Tuy nhiên, xã Gào cũng mất đi quá nhiều những gì hùng vĩ của núi rừng khi xưa.
Giá mà Pleiku bảo tồn được một xã Gào với rừng cây cổ thụ, những suối đá với địa chỉ giao dịch thư từ thời kháng chiến của quân dân Khu 9. Là ước vậy. Nó chỉ là ký ức đẹp qua lời kể của những người trong cuộc một thời dĩ vãng đã trở thành xa lắc!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.