Vươn lên từ lầm lỗi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mãn hạn tù trở về địa phương, anh Cao Văn Quyền (SN 1988, làng Broch, xã A Dơk, huyện Đak Đoa) quyết tâm làm lại cuộc đời và trở thành tấm gương vượt khó, làm kinh tế giỏi.

Tiếp chuyện chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, anh Quyền chia sẻ: Gia đình có 3 anh em, anh là con thứ 2. Lên lớp 10, anh nghỉ học để tìm kiếm việc làm phụ giúp bố mẹ. Cùng từ đây, anh theo bạn bè ăn chơi, đua đòi rồi vướng vào vòng lao lý. Năm 2010, anh Quyền bị Tòa án nhân dân huyện Đak Đoa kết án 4 năm 6 tháng tù về tội “Cướp giật tài sản”, bỏ lại vợ con khốn khổ. “Những năm tháng sau song sắt Trại giam Gia Trung, tôi thấy rất hối hận. Được cán bộ trại giam động viên, khuyên nhủ, tôi quyết tâm cải tạo tốt để sớm đoàn tụ với gia đình”-anh Quyền kể.

Năm 2015, chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, anh Quyền thấy mặc cảm với mọi người. Được sự quan tâm động viên của chính quyền địa phương, người thân, bạn bè, anh quyết tâm làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, do không có việc làm ổn định, gia đình lại không có đất sản xuất nên anh làm đủ thứ nghề để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Vốn là người đam mê hoa lan, thời gian này, anh thường xuyên lên rừng tìm kiếm lan rừng và mua của người dân địa phương để nhân giống, buôn bán kiếm lời. Dành dụm được vốn, anh mạnh dạn đầu tư gầy dựng vườn lan của mình. Thời gian đầu, do không nắm rõ kỹ thuật trồng nên nhiều chậu lan bị chết, thối rễ. Sau đó, vừa làm, vừa tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, anh đã có thể cấy, nhân giống theo yêu cầu của khách hàng.

Anh Cao Văn Quyền bên vườn lan của mình. Ảnh: R’Ô HOK

Anh Cao Văn Quyền bên vườn lan của mình. Ảnh: R’Ô HOK

Theo anh Quyền, trồng lan không cần diện tích rộng, có thể tận dụng sân vườn, hiên nhà. Tuy lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng lớn nếu không có kinh nghiệm chăm sóc. “Hoa lan rất nhạy cảm, để cây phát triển tốt cần phải quan tâm đến khâu kỹ thuật, thiết kế khuôn viên đảm bảo điều kiện tốt, trong đó, ánh sáng, độ ẩm phù hợp để cây quang hợp. Việc tưới nước, phun thuốc, bón phân cũng cần đúng liều lượng để cây sinh trưởng nhanh, chống chọi với bệnh hại”-anh Quyền chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện nay, trong khuôn viên rộng hơn 500 m2, anh Quyền chăm sóc hơn 1.000 chậu lan với các loài như: giả hạc, nghinh xuân, hoàng nhạn... Đây là những loài lan có hoa đẹp và mùi hương quyến rũ nên được người chơi ưa chuộng. Tùy theo kích thước, vẻ đẹp của hoa mà anh Quyền bán với giá dao động từ 300 ngàn đồng đến 5 triệu đồng/cây hoặc cao hơn. Bên cạnh việc bán lan tại vườn, anh còn kinh doanh qua mạng xã hội Facebook, Zalo. Năm 2022, anh bán được 7.000 chậu hoa lan. “Nhờ trồng lan mà gia đình tôi mua được đất, xe ô tô, làm được nhà. Ngoài trồng lan, tôi còn trồng 2 ha cà phê. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình thu nhập hơn 450 triệu đồng/năm. Bây giờ, cuộc sống đã ổn định, tôi luôn giáo dục, nhắc nhở con cái phải sống đàng hoàng, không được làm những việc vi phạm pháp luật”-anh Quyền bộc bạch.

Không chỉ chăm lo làm giàu cho gia đình, với kinh nghiệm trồng lan lâu năm, anh Quyền còn thường xuyên tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho những người có nhu cầu trồng hoa lan. Anh Cao Văn Cường (trú cùng thôn) chia sẻ: Việc trồng lan đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Được anh Quyền hướng dẫn tận tình, tôi đã nắm vững đặc tính sinh trưởng, phát triển của từng loài lan để chăm sóc, bón phân, trị bệnh tốt hơn cho vườn lan của gia đình mình.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Hoài Thu-Phó Chủ tịch UBND xã A Dơk-thông tin: Từ khi trở về địa phương đến nay, anh Quyền luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Đặc biệt, việc nhân giống, kinh doanh hoa lan đã giúp kinh tế gia đình anh ngày càng phát triển.

R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.