Vụ rau VietGAP rởm bán trong siêu thị: Rà soát lại việc cấp chứng nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang rà soát lại quá trình cấp giấy chứng nhận VietGAP và phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xác minh ngay việc xuất hiện rau VietGAP rởm.



Liên quan đến sự việc rau VietGAP rởm “biến hình” vào hàng loạt siêu thị và cửa hàng lớn, hai cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản đều có văn bản khẩn gửi các địa phương đều nghị thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin và xử lý kịp thời.

Các hoạt động thẩm định, thanh tra, kiểm tra sẽ lưu ý truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa. (Ảnh minh họa: Việt Anh/Vietnam+)
Các hoạt động thẩm định, thanh tra, kiểm tra sẽ lưu ý truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa. (Ảnh minh họa: Việt Anh/Vietnam+)

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết hiện nay có trên 40 đơn vị có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận VietGAP, trong đó có 12 đơn vị thuộc Cục Trồng trọt quản lý và hơn 30 đơn vị do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hoặc Bộ Khoa học-Công nghệ cấp.

Trước sự việc báo chí phản ánh, Cục Trồng trọt đã có văn bản gửi 12 đơn vị do Cục quản lý và yêu cầu trong vòng 7 ngày phải báo cáo lại quá trình hoạt động cấp phép của mình.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục Trồng trọt sẽ thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra đột xuất. Nếu có sai phạm và đúng như báo chí phản ánh, Cục Trồng trọt sẽ xử lý theo quy định của Nghị định 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường.

"Theo khoản 4, điều 21 Nghị định này, hành vi vi phạm quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hoá là “không thực hiện đánh giá sự phù hợp nhưng cấp kết quả đánh giá sự phù hợp’ sẽ bị phạt tiền từ 100-150 triệu đồng; tịch thu giấy phép hoạt động,” ông Nguyễn Như Cường nói.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản cũng đã có công văn gửi Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành trực thuộc trung ương yêu cầu điều tra và xác minh thông tin rau VietGAP dỏm “biến hình” vào siêu thị, cửa hàng.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản cảnh báo hiện tượng một số công ty đã thu gom rau ở chợ đầu mối đưa về đóng gói, dán nhãn VietGAP rồi bán cho siêu thị như thông tin báo chí phản ánh vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản lưu ý trong các hoạt động thẩm định, thanh tra theo kế hoạch phải kết hợp kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa. Bên cạnh đó cơ quan này yêu cầu tổ chức thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Khi phát hiện vi phạm cần tổ chức điều tra, truy xuất, thu hồi, xử lý hàng hóa vi phạm và các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản đề nghị Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng tổ chức điều tra, xác minh nội dung thông tin nêu trên đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và truy xuất, thu hồi, xử lý vi phạm theo hướng dẫn nêu trên.

Để ngăn chặn, phòng ngừa các vi phạm nêu trên, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản đề nghị các cơ quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, quyền lợi người tiêu dùng...

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đề nghị các đơn vị gửi báo cáo kết quả triển khai về Cục trước ngày 5/10.

 

Theo Vietnam+

 

Có thể bạn quan tâm

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.