Võ sĩ cao 2,20m giành HCV Vovinam quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 19-10, võ sĩ cao 2,20m Trần Ngọc Tú (TP.HCM) đã lần đầu tiên đăng quang tại Giải vô địch Vovinam toàn quốc năm 2019 diễn ra tại Quảng Nam sau khi thắng Đức Điệp (Thanh Hóa) trong trận chung kết.
Trần Ngọc Tú trên bục nhận HCV - Ảnh: GIANG LÊ
Trần Ngọc Tú trên bục nhận HCV - Ảnh: GIANG LÊ
Ba năm trước, võ sĩ sinh năm 1997 này quyết định vào TP.HCM để gia nhập Vovinam sau khi không tìm được chỗ đứng ở môn pencak silat tỉnh Vĩnh Phúc. Khi đó, Đặng Ngọc Tú đã cao 2,15m.
Chiều cao tốt rõ ràng là một lợi thế trong thi đấu đối kháng. Nhưng chiều cao "khủng" như Tú lại khiến anh gặp khó khăn không ít trong suốt thời gian gắn bó với môn Vovinam. Rõ nhất là từ đó cho đến trước Giải vô địch Vovinam toàn quốc 2019, thành tích của Tú chỉ là HCB hoặc HCĐ  hạng cân trên 92kg.
Trần Ngọc Tú (phải) tỏ ra quá cao lớn so với đối thủ - Ảnh: GIANG LÊ
Trần Ngọc Tú (phải) tỏ ra quá cao lớn so với đối thủ - Ảnh: GIANG LÊ
 
Nhưng năm 2019 thực sự là năm "lột xác" của Tú. Anh tích cực tập luyện và có những bước trưởng thành về kỹ thuật lẫn chiến thuật thi đấu. Ở trận mở màn, anh thắng võ sĩ Ngọc Huy (Bình Thuận) 1-0. Đây thực sự là một cột mốc. Bởi ở giải Vovinam các CLB toàn quốc 2019 tại Gia Lai hồi tháng 4, Tú từng bại trận trước Ngọc Huy.
Chiến thắng đó đã giúp Tú thi đấu đầy tự tin ở bán kết. Anh tiếp tục vượt qua Thanh Phú (Đà Nẵng) 3-0 để lọt vào chung kết. Đối thủ của Tú trong trận chung kết là Đức Điệp (Thanh Hóa), vỏ sĩ có bề dày kinh nghiệm trận mạc và từng giành nhiều HCV ở các hạng cân lớn cấp quốc gia.
Dù vậy, Tú đã thi đấu ngang ngửa để hòa 0-0 sau 3 hiệp chính và cả hiệp phụ để bước vào phần bốc thăm theo luật của ban tổ chức. Kết quả là may mắn đã mỉm cười với chàng khổng lồ khi chọn được lá thăm dành cho người thắng cuộc. 
Nguyên Khôi (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null