V.League 2020 - thành công và vận may của cầu thủ Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
LS V.League 2020 kết thúc trọn vẹn khép lại một mùa giải đáng nhớ với các cầu thủ Việt Nam. Họ gặp may hơn so với nhiều đồng nghiệp ở các nền bóng đá khác.
 
CLB Viettel vô địch V.League 2020 sau một mùa giải đáng nhớ. Các cầu thủ Việt Nam nói chung và Viettel nói riêng vẫn đảm bảo nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình. Ảnh: Nguyễn Đăng.
CLB Viettel vô địch V.League 2020 sau một mùa giải đáng nhớ. Các cầu thủ Việt Nam nói chung và Viettel nói riêng vẫn đảm bảo nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình. Ảnh: Nguyễn Đăng.
Giải đấu số 1 Việt Nam trải qua 2 lần tạm hoãn, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Điều đó đã trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn thu của các đội bóng, cầu thủ. Một số đội giảm lương của cầu thủ, siết chặt mọi khoản chi phí để “gồng mình” qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên nhìn chung, các cầu thủ Việt Nam vẫn đảm bảo được nguồn thu nhập, khi V.League 2020 kết thúc trọn vẹn.
Chẳng hạn đội vô địch Viettel nhận số tiền thưởng tổng cộng 9 tỉ đồng từ Ban tổ chức giải, đơn vị chủ quản và các Mạnh Thường Quân. Trừ đi một khoản để làm từ thiện, Quế Ngọc Hải cùng các thành viên đội bóng cũng được chia nhau số tiền 8 tỉ đồng. Đây là con số lớn trong hoàn cảnh hiện tại.

Việc bóng đá Việt Nam tiếp dẫn và kết thúc hoàn hảo cũng đảm bảo việc các cầu thủ nổi tiếng như Quang Hải, Công Phượng, Tiến Linh… liên tục được lên sóng truyền thông. Nhờ đó, họ vẫn đều đặn duy trì được các khoản thu nhập rất cao từ các hoạt động thương mại bên ngoài sân cỏ. Dù V.League có những quảng nghỉ dài, các ngôi sao này vẫn có ý thức rất tốt về mặt nghề nghiệp, để thích ứng với lịch thi đấu dày đặc của mùa giải năm nay.

Các cầu thủ Việt Nam vẫn nhận được khoản tiền lương khá đầy đủ, trọn vẹn trong năm nay. Ảnh: Nguyễn Đăng.
Các cầu thủ Việt Nam vẫn nhận được khoản tiền lương khá đầy đủ, trọn vẹn trong năm nay. Ảnh: Nguyễn Đăng.
Việc V.League kết thúc thành công rực rỡ là điều may mắn cho bóng đá Việt Nam nói chung và các cầu thủ nói riêng, nhất là khi nhìn sang Indonesia, nơi có giải vô địch quốc gia có tính cạnh tranh cao ở khu vực Đông Nam Á.
Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) đã quyết định hủy bỏ giải vô địch quốc gia trong năm nay. Điều đó khiến các cầu thủ, huấn luyện viên mất đi nguồn thu nhập lớn, khiến họ phải đi làm nhân viên bảo vệ, bán cà phê, hàng rong để có tiền nuôi sống bản thân và gia đình.
Theo AFP, một cầu thủ Indonesia kiếm trung bình 2.000 USD/tháng (hơn 45 triệu đồng), đó là chưa kể các khoản tiền thưởng khác. Giải đấu không thế tiếp tục đồng nghĩa với việc họ phải kiếm công việc khác để có thu nhập. Andri Muliadi, cầu thủ của Borneo FC cho biết đã đưa gia đình về quê hương sinh sống. Trong lúc tạm nghỉ bóng đá, cầu thủ 27 tuổi tích cực quảng bá quán cà phê nhỏ của mình.
 
Andri Muliadi phải phụ vợ bán cà phê trong giai đoạn giải Indonesia nghỉ vì dịch COVID-19. Ảnh: AFP.
Andri Muliadi phải phụ vợ bán cà phê trong giai đoạn giải Indonesia nghỉ vì dịch COVID-19. Ảnh: AFP.
“Tất cả chúng tôi đều hoảng sợ khi đại dịch ập đến. Tôi không còn cách nào khác ngoài việc phải chọn một công việc khác để hỗ trợ gia đình trong giai đoạn khó khăn này”, Muliadi chia sẻ.
Theo điều tra, các cầu thủ, huấn luyện viên của 18 đội bóng ở giải vô địch quốc gia Indonesia mất ít nhát 75% nguồn thu nhập trong năm nay. Tuyển Indonesia có thành tích khá bết bát trên đấu trường quốc tế và giải vô địch quốc gia nước này đối mặt với nhiều vấn đề trong những năm qua như bạo lực, tham nhũng.
Tuy nhiên, giải Indonesia vẫn thu hút nhiều danh thủ quốc tế như Michael Essien (cựu cầu thủ Chelsea), Zokora (cựu cầu thủ Tottenham). Những cầu thủ này nhận mức lương cao hơn hẳn so với các cầu thủ người Indonesia.
“Tôi phải chật vật để tìm công việc nuôi 4 đứa con của mình. Bóng đá là kế sinh nhai duy nhất của tôi”, hậu vệ cánh Supardi Nasir, 37 tuổi, đội trưởng của đội Persib Bandung ngậm ngùi chia sẻ.
NGUYỄN ĐĂNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê nở rộ phong trào pickleball

Chư Sê nở rộ phong trào pickleball

(GLO)- Cùng với trào lưu chung, pickleball đang là môn thể thao rất được ưa chuộng tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Địa phương này có số lượng người chơi đông đảo nhất với chất lượng chuyên môn được đánh giá khá cao.

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.