Việt Nam nhận 258.000 liều vắc-xin '5 trong 1': Ai được ưu tiên tiêm trước?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
185.700 liều vắc-xin 5 trong 1 được WHO cùng UNICEF chuyển và 72.300 liều do doanh nghiệp tài trợ đã về Việt Nam khắc phục tình trạng thiếu hụt vắc-xin

Bộ Y tế cho biết trong ngày 28-7, xe chuyên dụng sẽ vận chuyển 258.000 liều vắc-xin" 5 trong 1" đến 14 tỉnh thành gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với tiêm chủng dịch vụ, nhất là khu vực miền núi phía Bắc để tiêm chủng miễn phí cho trẻ em.

Dự kiến, từ đầu tháng 8, vắc-xin này sẽ được tiêm cho trẻ trên 2 tháng tuổi chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi, trong đó ưu tiên tiêm chủng cho trẻ nhỏ tuổi, đủ điều kiện tiêm chủng.

Bộ Y tế tiếp nhận vắc-xin "5 trong 1" ủng hộ Chương trình tiêm chủng mở rộng. Ảnh: Trần Minh

Bộ Y tế tiếp nhận vắc-xin "5 trong 1" ủng hộ Chương trình tiêm chủng mở rộng. Ảnh: Trần Minh

Trước đó, chiều 27-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dự và chứng kiến lễ tiếp nhận 72.300 liều vắc-xin DPT-VGB-Hib (vắc-xin "5 trong 1") ủng hộ chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em nghèo miền núi phía Bắc. Cùng đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thông báo 185.700 liều vắc-xin "5 trong 1" do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tài trợ đã về đến Việt Nam.

Vắc-xin "5 trong 1" bảo vệ trẻ em phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Haemophilus Influenzae loại B (Hib), trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ. Do thiếu vắc-xin, ước tính khoảng 300.000 trẻ em Việt Nam sinh ra vào đầu năm 2023 chưa được tiêm chủng.

Là một trong 14 địa phương được nhận vắc-xin "5 trong 1" đợt này, ông Trần Hậu Kiên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Lai Châu, cho biết địa bàn tỉnh là nơi 20 dân tộc sinh sống, trên 10.000 trẻ em dưới 1 tuổi cần tiêm chủng. Tới đây, số vắc-xin này sẽ được tiêm chủng ngay.

185.700 liều vắc-xin "5 trong 1" được WHO cùng UNICEF hỗ trợ khẩn cấp, về Việt Nam chiều 27-7.
185.700 liều vắc-xin "5 trong 1" được WHO cùng UNICEF hỗ trợ khẩn cấp, về Việt Nam chiều 27-7.

Hiện, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang tiêm 12 loại vắc-xin miễn phí cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Thời gian qua, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nguồn cung đứt gãy và quy định phân cấp ngân sách đã dẫn tới việc thiếu cục bộ một số vắc-xin tiêm miễn phí cho trẻ em.

Tại một số địa phương như TP HCM, Hà Nội, Tiền Giang, An Giang, Quảng Ninh, Hà Giang, Bình Dương... trong nhiều tháng qua đã hết một số vắc-xin tiêm miễn phí cho trẻ. Tỉ lệ tiêm chủng mở rộng TP HCM thấp. 4 tháng đầu năm, TP HCM chỉ đạt 77,3% tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi, trong khi chỉ tiêu là 95%.

Mới đây, Sở Y tế TP HCM cho biết địa phương này cần hơn 1,7 triệu liều vắc-xin tiêm chủng mở rộng để tiêm miễn phí cho trẻ trong năm nay và nửa đầu 2024. Trong đó, các loại vắc-xin cần nhiều nhất là: bại liệt uống (OPV) với 247.940 liều, lao với 191.224 liều, DPT-VGB-Hib với 184.510 liều...

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.