Vắc xin ung thư đầu tiên trên thế giới sắp ra mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vắc xin điều trị ung thư đầu tiên trên thế giới đã tiến một bước quan trọng đến thực tế.

Vào ngày 23-2, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp chứng nhận vắc xin điều trị khối u ác tính của Moderna là "đột phá", có nghĩa là nó có thể được phê duyệt sử dụng sớm trong vài tháng tới. Việc chứng nhận một loại vắc xin là "đột phá" cho thấy FDA tin rằng vắc xin có tiềm năng để điều trị bệnh.

Hôm 23-2, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp giấy chứng nhận vắc xin điều trị khối u ác tính của Moderna là "đột phá" - nghĩa là nó có thể được phê duyệt trong vài tháng tới. Minh họa: Shutterstock

Hôm 23-2, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp giấy chứng nhận vắc xin điều trị khối u ác tính của Moderna là "đột phá" - nghĩa là nó có thể được phê duyệt trong vài tháng tới. Minh họa: Shutterstock

Theo tờ Daily Mail (Anh), thử nghiệm giai đoạn 2 đã chứng minh sử dụng vắc xin chống ung thư này kết hợp với thuốc trị liệu miễn dịch Keytruda được sản xuất bởi Merck, giúp giảm đến 44% nguy cơ tái phát hoặc tử vong do ung thư da.

Vắc xin sử dụng kết hợp này được sử dụng để chống lại nguy cơ tái phát khối u ở bệnh nhân bị khối u ác tính tiến triển.

Vắc xin hoạt động như thế nào?

Vắc xin mới này được thiết kế dành cho những người có nguy cơ cao mắc khối u ác tính, sử dụng công nghệ RNA thông tin (mRNA) để đưa đoạn mã di truyền từ khối u của bệnh nhân vào tế bào của họ và chỉ dẫn cơ thể chiến đấu chống lại ung thư. Vắc xin được sử dụng cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật để ngăn khối u tái phát và được điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh nhân, có nghĩa là mỗi bệnh nhân sẽ nhận được một loại vắc xin khác nhau.

Vắc xin sử dụng DNA từ khối u của từng bệnh nhân, được chèn vào mRNA để tạo ra protein. Khi tiêm vào cơ thể, mRNA sẽ chuyển đoạn mã này đến các tế bào của cơ thể, giúp chúng nhận biết các tế bào ung thư và tấn công chúng trước khi chúng có thể bắt đầu nhân lên và hình thành khối u.

Vắc xin này được sử dụng kết hợp với thuốc trị liệu miễn dịch Keytruda đã giúp giảm 44% nguy cơ tái phát hoặc tử vong của ung thư da. Minh họa: Shutterstock

Vắc xin này được sử dụng kết hợp với thuốc trị liệu miễn dịch Keytruda đã giúp giảm 44% nguy cơ tái phát hoặc tử vong của ung thư da. Minh họa: Shutterstock

Thử nghiệm giai đoạn 2 bao gồm 157 bệnh nhân đã được tiêm vắc xin cá nhân hóa kết hợp với Keytruda, cùng với một nhóm đối chứng chỉ dùng Keytruda. Nếu hiệu quả rõ rệt, liệu pháp này sẽ được thử nghiệm với quy mô lớn hơn.

Hiện tại, Moderna đã lên kế hoạch thử nghiệm giai đoạn 3 và dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm nay với hàng nghìn bệnh nhân.

Một liệu trình vắc xin bao gồm 9 liều được tiêm mỗi 3 tuần một lần, đồng thời kết hợp với thuốc Keytruda được tiêm cũng mỗi 3 tuần một lần, theo Daily Mail.

Ngoài ra, Merck và Moderna cũng đang xem xét vắc xin điều trị các loại ung thư khác, bao gồm cả ung thư phổi.

Quá trình sản xuất vắc xin diễn ra như thế nào?

Trong hơn một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu ung thư đã phát triển vắc xin ung thư cá nhân hóa sử dụng công nghệ mRNA để tạo ra các kháng nguyên mới. Quá trình sản xuất vắc xin bắt đầu bằng việc xác định các đột biến gien trong tế bào ung thư của bệnh nhân để tạo ra các kháng nguyên tương ứng. Sau đó, họ thu thập các mẫu mô từ bệnh nhân để tạo ra vắc xin ung thư mRNA cá nhân hóa, mất từ 1-2 tháng. Vắc xin có thể chứa tối đa 34 kháng nguyên đột biến khác nhau, được thiết kế để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư riêng lẻ. Moderna có thể sản xuất từng vắc xin riêng lẻ trong khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, tính chuyên biệt của quá trình sản xuất khiến chi phí rất cao, ước tính lên tới 100.000 USD cho mỗi bệnh nhân, theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ và CDC Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.