Mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập ít nhất 1 điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Y tế Gia Lai vừa có Công văn số 1233/SYT-NVY yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Gia Lai), các trung tâm y tế tuyến huyện triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng-chống bệnh dại.

Theo đó, thực hiện Công văn số 841/UBND-NL của UBND tỉnh về triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng-chống bệnh dại động vật trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đề nghị CDC Gia Lai tiếp tục triển khai thực hiện theo tinh thần Công văn số 802/SYT-NVY ngày 17-3-2023 của Sở Y tế về tăng cường công tác phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh; tham mưu Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng-chống bệnh dại. Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban của Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Y tế trong việc thực hiện Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 25-3-2022.

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa lây truyền bệnh dại sang người. Ảnh: Trần Đức

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa lây truyền bệnh dại sang người. Ảnh: Trần Đức

Bên cạnh đó, CDC Gia Lai tiếp tục tham mưu Sở Y tế kiện toàn, củng cố, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại để phục vụ công tác dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận, giá thành thấp, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao; mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 1 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng; đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng dại đã được cấp phép sử dụng.

Tăng cường các trang thiết bị và sinh phẩm cho các phòng thí nghiệm sẵn có; tăng số lượng lấy mẫu xét nghiệm chủ động trên người. Tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế, phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn đi tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ.

Phối hợp chặt chẽ với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức của người dân về sự nguy hiểm, hậu quả của bệnh dại cũng như biện pháp phòng-chống bệnh dại để người dân đi tiêm phòng vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại kịp thời khi bị động vật nghi dại cắn. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành Y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cắn; phát động hưởng ứng và tổ chức mít tinh ngày “Thế giới phòng-chống bệnh dại” vào ngày 28-9 hàng năm…

Tuyên truyền phòng-chống bệnh dại ở TP. Pleiku. Ảnh: Trần Đức

Tuyên truyền phòng-chống bệnh dại ở TP. Pleiku. Ảnh: Trần Đức

Cùng với đó, CDC Gia Lai làm đầu mối tiếp nhận thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn; phối hợp tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch và thực hiện các giải pháp phòng-chống dịch bệnh theo quy định.

Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với CDC Gia Lai xây dựng kế hoạch phòng-chống bệnh dại trên địa bàn phụ trách. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang-thiết bị, vật tư y tế, để đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác cấp cứu, điều trị các trường hợp mắc bệnh dại ở người. Triển khai điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại để phục vụ công tác dự phòng, bố trí có cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điểm tiêm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận của người dân tại địa phương. Tổ chức truyền thông nguy cơ và cách phòng-chống bệnh dại ở cộng đồng và trường học.

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố báo cáo với CDC Gia Lai ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn; phối hợp tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng-chống dịch bệnh theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.