Việt Nam chi gần 5 tỉ USD nhập khẩu bắp, lúa mì, đậu nành để làm gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 13 triệu tấn bắp, lúa mì, đậu nành trị giá gần 5 tỉ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch nhập khẩu nông - lâm - thủy sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 33,78 tỉ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, những mặt hàng nhập khẩu chính có bắp với khối lượng 7,96 triệu tấn, trị giá 2,43 tỉ USD, tăng 5,2% về khối lượng nhưng giảm 8,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân do giá bắp nhập khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2023 ước còn 305 USD/tấn, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính đến tháng 9-2023, nguồn nhập bắp của Việt Nam chủ yếu là Argentina, Brazil, Ấn Độ chiếm hơn 90,3% thị phần.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu gần 8 triệu tấn bắp
Từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu gần 8 triệu tấn bắp

Lúa mì cũng là nông sản Việt Nam nhập nhiều với khối lượng 3,62 triệu tấn, giá trị 1,27 tỉ USD, tăng 7% về khối lượng nhưng giảm 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân cũng do giá lúa mì nhập khẩu giảm, bình quân 350 USD/tấn, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam nhập khẩu lúa mì chủ yếu từ Úc, Mỹ, Brazil chiếm 89%.

Tiếp đến là đậu nành với sản lượng nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2023 là 1,53 triệu tấn, trị giá 975 triệu USD, tương đương khối lượng nhập khẩu của cùng kỳ năm 2022 nhưng giảm 8,5% về giá trị do giá nhập khẩu giảm.

Như vậy, trong 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã nhập 13,11 triệu tấn bắp, lúa mì, đậu nành; tổng giá trị 4,675 tỉ USD.

Theo các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản, Việt Nam nhập khẩu bắp, lúa mì, đậu nành dùng làm nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm của 2 ngành này ngoài phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước còn để xuất khẩu, đang ngày càng tăng.

Việt Nam gần như không trồng được lúa mì. Còn bắp và đậu nành tuy có trồng được nhưng giá thành cao, cạnh tranh kém hơn so với hàng nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.