Vì sao muỗi cắn 'tùy người'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không có gì phá hỏng một đêm mùa hè nhanh như tiếng vo vo của muỗi hay những vết cắn đỏ và ngứa tay chân, thậm chí mặt. Trong khi một số loài muỗi được cho là rất tốt cho môi trường theo một số cách và quan trọng đối với một số hệ sinh thái ở Bắc Cực và dưới nước thì chúng lại gây khó chịu vô cùng cho con người.
 
Hô hấp - hít khí oxy và thở ra carbon dioxide - là một hoạt động 24/7 để sinh tồn của con người. Và nhiều loài ăn máu đã “bắt sóng” để đi theo mùi hương carbon dioxide như một dấu hiệu cho thấy một bữa ăn khoái khẩu đang ở gần đó. Vì vậy, hơi thở của bạn đủ để thu hút muỗi di chuyển đến khu vực xung quanh nhà nơi bạn sinh sống. Nhưng tại sao muỗi dường như chỉ nhắm vào bạn mà không nhắm vào người khác?
Theo các nhà khoa học, lượng CO2 phụ thuộc một phần vào quá trình trao đổi chất của mỗi người.
Vì vậy, nếu bạn có sự trao đổi chất cao một cách tự nhiên, có nghĩa là bạn đang thải ra nhiều carbon dioxide hơn những người còn lại trong khu vực đó, đây là lí do bạn thu hút nhiều muỗi hơn người khác.
Bằng cách hoạt động nhiều, việc trao đổi chất của bạn sẽ tăng lên và lượng CO2 bạn thở ra cũng tăng theo. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu bạn bị muỗi đốt chi chít sau khi đi bộ hoặc chạy một quãng đường.
Một số yếu tố thu hút muỗi khác nằm hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của con người như đặc điểm sinh lý độc đáo khiến bạn trở nên cực kỳ “ngon miệng” với loài muỗi. Khoa học cho thấy muỗi bị thu hút bởi những người có nhóm máu O hơn là những người có nhóm máu loại A hoặc B. Các vi khuẩn sống tự nhiên trên da người cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng muỗi mà mỗi người thu hút chúng. Những người tự nhiên có nhiều vi khuẩn trên da có xu hướng thu hút nhiều muỗi hơn.
Ngoài ra, không chỉ bằng các tín hiệu hóa học, muỗi cũng sử dụng tín hiệu thị giác để tìm con mồi. Cụ thể, những người mặc đồ tối màu thường thu hút nhiều muỗi hơn. Điều đó nghe có vẻ phản trực giác, vì hầu hết các loài côn trùng dường như yêu thích màu sắc tươi sáng. Nhưng muỗi xuất hiện khi trời tối và nhìn các vật tối tốt hơn vật sáng. Vì vậy, một chiếc áo sơ mi trắng hoặc sáng màu có thể giúp chúng tránh xa bạn.
Ngoài ra, hãy sử dụng thuốc xịt côn trùng. Muỗi và các loài côn trùng khác có thể lây nhiễm nhiều bệnh. Theo khuyến nghị Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, sử dụng thuốc chống côn trùng có chứa ít nhất 20% DEET, bạn sẽ an toàn hơn và cảm thấy bớt ngứa hơn rất nhiều!
Phương Ly (Ngày Nay)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.