Về miền biên giới Ia Mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.

Tháng 3, con đường xuôi về xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) rực rỡ sắc hoa ngô đồng. Người Jrai gọi loài hoa đỏ này là bơnga plah. Chấm phá trên nền trời nắng gió cao nguyên, sắc hoa ngô đồng như món quà mà đất trời ban tặng cho vùng đất miền biên viễn.

Nắng biên giới hanh hao giữa gió mùa khô xao xác núi đồi, khiến cho sắc màu đỏ cam thêm phần rực rỡ và cảnh vật thêm phần lãng đãng. Không cần bàn tay con người chăm sóc nhưng ngô đồng vẫn bền bỉ qua mưa nắng. Đến mùa, cây cho hoa rực rỡ, làm dịu mát cả một vùng đất hoang sơ.

1-134.jpg
Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Dọc theo tỉnh lộ 665, trên cung đường về xã biên giới Ia Mơ hôm đó còn có những hàng bạch đàn, thỉnh thoảng lại xuất hiện những cây bàng đang mùa thay lá dọc hai bên triền núi khiến cho cảnh sắc thiên nhiên thêm phần nên thơ.

Không có vẻ đẹp nào giống nhau, mỗi loài hoa, loài cây đều mang trong mình một nét đặc trưng riêng. Giữa mùa khô cao nguyên, nắng có phần gay gắt, thỉnh thoảng có cơn gió ùa về làm dịu bớt cái oi nồng. Chúng tôi dừng chân, tận hưởng hương sắc của đất trời giữa không gian khoáng đạt, bình yên.

Sau chặng đường dài hơn 90 km tính từ trung tâm TP. Pleiku, chúng tôi tới hồ thủy lợi Ia Mơr. Một điểm đến có cả núi non trập trùng, sông nước hòa quyện mây trời, tạo nên một khung cảnh hữu tình khiến lòng người không khỏi xuyến xao.

Anh Ksor Tuyn-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Mơ là người bạn đồng hành cùng chúng tôi. Anh thông tin: Hồ thủy lợi Ia Mơr là một trong những công trình trọng điểm của khu vực Tây Nguyên, được khởi công xây dựng từ năm 2010 với diện tích mặt nước 2.850 ha. Hiện công trình đang phục vụ nước tưới cho trên 3.100 ha, phát huy một phần công suất thiết kế.

buc-tranh-son-thuy-huu-tinh.jpg
Bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Ảnh: V.T.T

Được biết, nguồn cung cấp nước chính cho hồ thủy lợi Ia Mơr là từ dòng suối Mơ, suối Tải và các dòng suối nhỏ khác hợp về. Mặt hồ mênh mông trải dài xa tận phía chân trời. Nước hồ xanh trong soi bóng những hàng cây, vài nơi còn được chấm phá những cành cây khô nhô lên trên mặt nước. Hướng tầm mắt về phía xa xa là những hàng điều xanh ngút ngàn được người dân canh tác lâu năm quanh khu vực này.

Đứng trên thành đập, chúng tôi thảnh thơi ngắm cảnh giữa không gian tĩnh lặng vi vu trong gió chiều, dưới bầu trời cao xanh vời vợi. Quan sát cảnh vật xung quanh, mọi người đều bảo nhau rằng: Nếu hàng cây ngô đồng được trồng dọc bên hồ, đến mùa rực rỡ sắc hoa nhuộm đỏ núi rừng sẽ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mê hoặc lòng người.

Sau khi thưởng ngoạn phong cảnh non nước miền biên viễn cũng như lưu lại cảnh đẹp trong ký ức, chúng tôi vòng xuống phía bên kia bãi bồi. Nơi đây có một số hộ dân, chủ yếu là người miền Tây đến mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản, quần tụ quanh khu vực hồ thủy lợi Ia Mơr.

Trò chuyện cùng anh Lê Văn Vũ (quê ở Tây Ninh), chúng tôi được biết: Gia đình anh cùng với một số hộ khác đến từ các tỉnh Kiên Giang, Bình Phước… Hàng ngày, từ 14 giờ, bà con thả lưới bắt cá cho đến tối. Khu vực này nhiều nhất là cá lăng, cá mè dinh, cá trắng, cá rô… Thông thường sẽ có thương lái đến tận nơi để thu mua cá. Ngoài ra, các hộ còn tự mang cá đến bán cho một số mối quen.

Anh Trần Quyết Thắng-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Prông-cho hay: Ia Mơ là xã biên giới nằm ở phía Tây Nam của huyện. Toàn xã có 775 hộ/3.231 khẩu, trong đó, người Jrai chiếm 74,1% dân số. Hồ thủy lợi Ia Mơr được định hướng phát triển các dịch vụ sinh thái gắn liền với cảnh quan, đồng thời là điểm tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu đời sống cư dân địa phương.

Theo chân anh Tuyn, chúng tôi ghé thăm làng Hnáp. Đây là 1 trong 2 ngôi làng tái định cư để xây dựng hồ thủy lợi Ia Mơr từ năm 2010. Anh Tuyn cho biết: Làng Hnáp có 119 hộ, 100% là người Jrai. Dân làng vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống như cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm... Cuộc sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào việc canh tác lúa, mì, điều… Một số hộ đã thử nghiệm trồng cà phê nhưng do đặc tính đất đai chưa phù hợp nên chi phí đầu tư khá cao, năng suất chưa ổn định.

Hồ thuỷ lợi Ia Mơr giữa trùng điệp núi đồi. Thực hiện: V.T.T

Trên đường trở về, chúng tôi dừng chân tại di tích lịch sử quốc gia Chiến thắng Plei Me (xã Ia Ga). Giữa những ngày tháng 3 lịch sử, thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, lòng tôi lại càng thêm biết ơn và tự hào khi được là người con của một dân tộc anh hùng.

Theo anh Nguyễn Xuân Phương-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện: Chính quyền địa phương có chủ trương xây dựng tuyến du lịch kết nối những điểm đến trên cung đường này để người dân và du khách trải nghiệm.

Từ thị trấn Chư Prông, điểm đến đầu tiên du khách ghé thăm sẽ là thác Ia Drăng (còn gọi là thác Xung Khoeng, thuộc xã Ia Drang), sau đó di chuyển tới ghềnh đá Ia Boòng (xã Ia Boòng).

Từ đây, du khách tiếp tục được tham quan di tích lịch sử Chiến thắng thung lũng Ia Drăng năm 1965 (xã Ia Púch) gắn với ngọn núi Chư Pông hùng vĩ. Cảnh quan non nước hữu tình của hồ thủy lợi Ia Mơr sẽ là điểm dừng chân tiếp theo.

Trên đường quay về, hành trình sẽ khép lại tại di tích lịch sử Chiến thắng Plei Me gắn với dòng thác Nhà Thương (khu vực này là nơi đóng quân trị thương cho bộ đội ta thời chiến). Đây hứa hẹn là tour du lịch trải nghiệm hấp dẫn dành cho những ai yêu thích khám phá văn hóa, lịch sử lẫn cảnh sắc thiên nhiên hữu tình của miền biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

(GLO)- Ngày 31-3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị (mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I và nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II-2025.

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.