Về Làng kháng chiến Stơr: Ấn tượng sâu sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 19-10, Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Về nguồn” cho chị em phụ nữ nhân kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2019). Điểm đến được chọn là Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để cùng nhau nhắc nhớ về truyền thống cách mạng đáng tự hào của tỉnh nhà.
Đền tưởng niệm liệt sĩ-Tượng đài Chiến thắng Đak Pơ là điểm đến đầu tiên trong hành trình “Về nguồn” năm nay. Tại đây, các thành viên trong đoàn đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh Đak Pơ lịch sử năm 1954. Đây được xem là chiến thắng bước ngoặt, trực tiếp khiến cho quân địch ở Tây Nguyên bị vỡ trận, góp phần quan trọng cùng với Điện Biên Phủ và cả nước đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải nhanh chóng ký hiệp định đình chiến và sớm lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Dù chỉ diễn ra trong 7 giờ đồng hồ, song quân ta đã làm chủ trận địa, tiêu diệt 500 tên địch, bắt sống 800 tên và khiến 600 tên khác bị thương; thu toàn bộ vũ khí cùng nhiều quân trang, quân dụng, đạn dược. Tuy nhiên trong trận đánh này, 147 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 96 và 62 thanh niên xung phong, dân quân du kích của ta đã anh dũng hy sinh.
 Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh do đồng chí Lương Văn Danh- Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Trưởng Khối thi đua cùng lãnh đạo các đoàn dâng hương, đặt vòng hoa tại Đền tưởng niệm liệt sỹ-Tượng đài chiến thắng Đak Pơ, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đ.T
Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh do đồng chí Lương Văn Danh- Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Trưởng Khối thi đua cùng lãnh đạo các đoàn dâng hương, đặt vòng hoa tại Đền tưởng niệm liệt sỹ-Tượng đài chiến thắng Đak Pơ, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đ.T
Mặc dù trời mưa rả rích nhưng tiếp đó hành trình “Về nguồn” vẫn diễn ra theo đúng lịch trình với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực tại Làng kháng chiến Stơr. Phát biểu khai mạc các hoạt động “Về nguồn” năm 2019, đại diện đơn vị Trưởng khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh, ông Lương Văn Danh-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai-nhắc nhớ: “Làng kháng chiến Stơr là ngôi làng có đại bộ phận dân tộc Bahnar sinh sống, cũng là nơi Anh hùng Núp được sinh ra và lớn lên. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính Anh hùng Núp đã phát động và lãnh đạo dân làng đứng lên đánh Pháp, đánh dấu sự ra đời của mô hình làng kháng chiến từ chiến trường Gia Lai. Từ tháng 9-1950 đến tháng 2-1951, quân Pháp tổ chức hàng chục cuộc hành quân lên Stơr vây quét, đốt làng, phá rẫy, quyết đánh phá cho được ngôi làng này. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, Anh hùng Núp khi ấy đã chỉ huy dân làng Stơr bám đất, bám làng, bền bỉ đấu tranh bằng những vũ khí thô sơ như chông tre, bẫy đá, cung tên… Với chiến thuật, chiến lược du kích vô cùng thông minh, làng Stơr đã đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch. Cuộc kháng chiến của nhân dân làng Stơr đã nêu tấm gương sáng chói, thổi bùng lên ngọn lửa tinh thần chiến đấu của các dân tộc Tây Nguyên, thúc giục họ đứng lên chống giặc gìn giữ quê hương. Anh hùng Núp và làng Stơr đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời trở thành biểu tượng cho một Tây Nguyên bất khuất”.
Sau khi dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng Đinh Núp, các thành viên vừa tham quan Nhà lưu niệm Anh hùng Núp vừa được nghe nhân viên của Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Kbang giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của ông và ngôi làng Stơr anh hùng, về những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Bahnar nơi đây. Ngoài ra, lãnh đạo các đơn vị trong khối cũng đã tiến hành trồng cây lưu niệm tại khuôn viên di tích; tham quan làng Stơr phục dựng và cùng hòa mình trong những điệu xoang nhịp nhàng, tiếng cồng chiêng rộn rã hay thích thú xem các nghệ nhân đan lát những vật dụng truyền thống như gùi, rổ, rá…; đồng thời giao lưu văn hóa-văn nghệ với dân làng.
Các thành viên tham gia hành trình “Về nguồn” nghe giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng Núp và ngôi làng Stơr anh hùng. Ảnh: Đ.T
Các thành viên tham gia hành trình “Về nguồn” nghe giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng Núp và ngôi làng Stơr anh hùng. Ảnh: Đ.T
Chị Bùi Thị Thu Tiền (Trường Chính trị tỉnh) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia hành trình “Về nguồn” cùng với Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh. Đến thăm Làng kháng chiến Stơr, được nghe và tận mắt chứng kiến những kỷ vật cuộc đời của Anh hùng Núp, tôi vô cùng xúc động. Tôi nhớ lại thời điểm tôi gặp ông lúc sinh thời với nụ cười hiền hậu. Hồi còn bé, tôi đã có dịp cùng bố mẹ vào thăm ông đang chữa trị ở bệnh viện. Càng tự hào về Anh hùng Núp, về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc ta, tôi luôn tự nhủ mình càng phải nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, góp một phần sức trẻ xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển”. Còn chị Rơ Châm Dung (Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy) thì bày tỏ: “Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được tham gia các hoạt động của Khối thi đua tại xã Tơ Tung dịp 20-10 năm nay. Không chỉ ôn lại truyền thống cách mạng, chuyến đi này còn giúp tôi ý thức sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân mình trong công việc lẫn cuộc sống”.
Trong khuôn khổ chương trình, Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh đã trao tặng 50 suất quà (560 ngàn đồng/suất, gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm) cho các hộ nghèo, người có công tiêu biểu trên địa bàn xã Tơ Tung; 5 bộ lưới và bóng cho các đội bóng chuyền nữ của xã. Cầm phần quà vừa được trao trên tay, bệnh binh Đinh Rơnh (làng Klếch, xã Tơ Tung) xúc động nói: “Mấy ngày trước, tôi được cán bộ xã đến mời tham dự chương trình và nhận quà của tỉnh. Hôm nay đến đây, tôi vui và biết ơn lắm vì Đảng, Nhà nước, cán bộ từ tỉnh đến xã rất quan tâm đến những người từng tham gia chiến đấu như mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyên dạy con cháu chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, cố gắng làm ăn, phát triển kinh tế gia đình”.
Lãnh đạo các đơn vị trong khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh trồng cây lưu niệm tại khuôn viên Nhà lưu niệm Anh hùng Núp. Ảnh: Đức Thụy
Lãnh đạo các đơn vị trong khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh trồng cây lưu niệm tại khuôn viên Nhà lưu niệm Anh hùng Núp. Ảnh: Đức Thụy


Tham gia hành trình “Về nguồn” có các ông: Tống Thới Mốc-Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Trung Hiếu-Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; Huỳnh Quang Thái-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lương Văn Danh-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai; Hoàng Nguyễn Trí Dương-Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, Văn phòng Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; lãnh đạo Đảng ủy, UBND cùng đông đảo bà con xã Tơ Tung (huyện Kbang).


Ông Lương Văn Danh cho hay: “Hoạt động “Về nguồn” thăm lại Làng kháng chiến Stơr và Nhà lưu niệm Anh hùng Núp có ý nghĩa rất thiết thực nhằm tăng cường giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức về truyền thống cách mạng; nâng cao tinh thần trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đây cũng là dịp để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, giao lưu giữa các đơn vị trong khối; tạo khí thế thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày lễ quan trọng của đất nước, của tỉnh; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”.
Hành trình khép lại với những giai điệu ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước đầy vui tươi, hào hùng. Ai cũng tin tưởng rằng, ngày nay, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, làng Stơr sẽ luôn đi đầu trong các phong trào thi đua tại địa phương, góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
 MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.