(GLO)- Không chỉ đầu tư sưu tầm hiện vật và đổi mới cách thức trưng bày, gần đây, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tôn tạo không gian văn hóa tại khuôn viên để tạo sức hút đối với công chúng và du khách.
(GLO)- Từ 20-5 đến 5-8-2025, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phát động cuộc thi thiết kế, sáng tác biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng-“viên ngọc xanh” của tỉnh.
(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.
(GLO)- 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, văn học nghệ thuật Gia Lai đã có bước tiến mạnh mẽ với sự cống hiến của nhiều lứa văn nghệ sĩ tài năng, trong đó có những gia đình mà cả 2 vợ chồng đều góp sức không nhỏ.
Khu vực miền Trung - Tây nguyên không chỉ đa dạng về bản sắc văn hóa mà còn sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, từ gành đá độc đáo đến những ngọn núi lửa tuyệt đẹp đã ngủ yên suốt triệu năm…
(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.
(GLO)- Trải qua 50 năm sau ngày giải phóng, Văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai đã khẳng định vị thế vững vàng qua sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đã nỗ lực sáng tạo và cống hiến, vun bồi cho đời sống văn hóa tinh thần thêm phong phú.
(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.
(GLO)- Cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam, núi Hàm Rồng không chỉ là biểu tượng thiên nhiên hùng vĩ của Gia Lai mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá, du lịch “chữa lành”.
(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.
Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.
(GLO)- Diễn ra song song với Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh, Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024 và phiên chợ giới thiệu các sản phẩm đặc trưng địa phương đã mang đến cho du khách một không gian văn hóa Tây Nguyên đầy màu sắc nơi miền biên viễn.
Tối 13/10, tại Nhà rông Kon Klor (thành phố Kon Tum), UBND tỉnh phối hợp Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 - Vietnam Dance Week 2024 với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”.
Với mong muốn tìm ra thiết kế hiện đại, mang đậm văn hóa Tây Nguyên, UBND TP Buôn Ma Thuột quyết định thi tuyển phương án cho dự án chiếu sáng mỹ thuật cầu Cạn tại đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
(GLO)- 20 năm trước, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền được Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam giao nhiệm vụ điền dã, lập hồ sơ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
(GLO)-Cái trống da, chiếc gùi cổ, bộ tượng cây hay bện dây da từng thấm đẫm mồ hôi của những “vua voi” Tây Nguyên… đã nhuốm màu thời gian lại có thể giúp người ta “đi tìm thời gian đã mất”. Miền đất huyền ảo hiện ra thú vị và tinh tế đến kinh ngạc qua những câu chuyện từ hiện vật trong không gian trưng bày “Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai” đang diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).
Hơn 10 năm lặn lội, sưu tầm, thiếu tá công an đang công tác tại một huyện vùng sâu tỉnh Đắk Nông đã sở hữu hơn 1.000 hiện vật mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa Tây Nguyên.
(GLO)- Cả một vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên dài dằng dặc, nghiêng nghiêng dáng núi, xanh miên man rừng đại ngàn. Đó là nơi cư trú của gần 30 tộc người tại chỗ, với những cung bậc văn hóa tương đồng và khác biệt đầy bí ẩn. Một trong những nét văn hóa độc đáo và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học mong muốn được tìm hiểu, đó là phong tục bỏ mả (pơ thi). Với bất cứ tộc người nào ở Tây Nguyên, pơ thi cũng là một ngày hội vui. Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự một ngày vui như vậy ở Krông Pa.
(GLO)- Văn hóa truyền thống của đồng bào Bahnar, Jrai đang đứng trước cơ hội vươn xa, biến thành nguồn lực kinh tế. Sản phẩm từ buôn làng không những được duy trì mà còn có sức tiêu thụ mạnh mẽ hơn trước, không gian văn hóa từ đó cũng “bắt mạch” vào đời sống, tạo sinh kế cho người dân.
(GLO)- Viết cho thiếu nhi thực sự không hề đơn giản và khó thể hiện thành công nếu không thực sự đắm mình vào thế giới tuổi thơ. Đây là lý do khiến các tác phẩm dành cho thiếu nhi trong cả nước chưa đa dạng, tại Gia Lai lại càng hiếm hoi. Làm gì để văn chương thật sự chạm vào thế giới tuyệt đẹp ấy là trăn trở của không ít người cầm bút.