Gia Lai phát động cuộc thi thiết kế, sáng tác biểu trưng và khẩu hiệu cho “viên ngọc xanh” Kon Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ 20-5 đến 5-8-2025, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phát động cuộc thi thiết kế, sáng tác biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng-“viên ngọc xanh” của tỉnh.

Theo yêu cầu, mẫu logo và slogan phải có tính khái quát, tính thẩm mỹ cao, thể hiện được ý nghĩa, đặc trưng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Logo không phức tạp về đường nét và màu sắc, đảm bảo thuận tiện trong việc in ấn, sao chép, phóng to, thu nhỏ, đắp nổi thực hiện được trên mọi chất liệu, thuận tiện cho việc tuyên truyền và đảm bảo sử dụng lâu dài.

Về hình thức, logo là một tác phẩm mỹ thuật đạt được những yêu cầu về tính thẩm mỹ, sự độc đáo, ấn tượng, dễ nhớ, dễ nhận biết với công chúng, thể hiện được đặc trưng văn hóa, thiên nhiên và tính hiện đại, khái quát cao; slogan ngắn gọn, súc tích, cảm xúc, ấn tượng và dễ ghi nhớ.

mom-da-den-mot-diem-ngam-canh-tuyet-dep-niu-chan-du-khach-tren-hanh-trinh-chinh-phuc-dinh-kon-ka-kinh-anh-hoang-ngoc.jpg
Du khách chinh phục Mỏm Đá đen-một điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, vùng lõi của KDTSQTG Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đối tượng dự thi là các tổ chức, cá nhân, nhóm tác giả (chuyên và không chuyên) trong và ngoài tỉnh Gia Lai có am hiểu về văn hóa, thiên nhiên của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày 25-7 đến hết ngày 5-8-2025; thời gian xét chọn, chấm các tác phẩm dự thi trước ngày 15-8-2025; tổ chức tổng kết và trao giải trước ngày 30-8-2025.

Đối với cuộc thi thiết kế logo, Ban tổ chức sẽ trao 1 giải nhất trị giá 45 triệu đồng; 3 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải 10 triệu đồng. Với slogan, sẽ có 1 giải nhất được trao với trị giá 25 triệu đồng; 3 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải 7 triệu đồng.

Địa điểm tiếp nhận tác phẩm dự thi: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai (số 17 Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku). Hình thức gửi bài dự thi là gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 15-9-2021, có diện tích 413.511,67 ha tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ở khu vực Tây Nguyên với hệ thống động, thực vật rất phong phú và đa dạng, nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.