Bảo tồn và phát huy giá trị Khu dự trữ sinh quyển cao nguyên Kon Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lời Tòa soạn: Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng được đánh giá là đại diện tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng của khu vực Tây Nguyên mức độ đa dạng sinh học rất cao.

Làm thế nào để tạo sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Trí-Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (thuộc UNESCO).

*P.V: Là người đồng hành trong suốt quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận cao nguyên Kon Hà Nừng là Khu DTSQ thế giới, theo Giáo sư, đâu là điểm độc đáo của khu vực này?

gsts-nguyen-hoang-tri-chu-tich-uy-ban-quoc-gia-chuong-trinh-con-nguoi-va-sinh-quyen-viet-nam-thuoc-unesco-anh-ha-duy.jpg
GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí-Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (thuộc UNESCO). Ảnh: Hà Duy

- Giáo sư-Tiến sĩ NGUYỄN HOÀNG TRÍ: Khi xây dựng hồ sơ Khu DTSQ, tôi nhận thấy điểm nổi bật nhất của cao nguyên Kon Hà Nừng là rừng còn khá nguyên vẹn, nhất là vùng lõi Kon Ka Kinh, Kon Chư Răng. Điều này có giá trị rất lớn, là điều kiện cần thiết để các sinh vật ở đây có thể thực hiện các tập tính kiếm ăn, sinh sản…

Cao nguyên Kon Hà Nừng có khá nhiều động vật quý hiếm đang sinh sống, trong đó có 3 loài thú đặc hữu của Đông Dương bao gồm voọc chà vá chân xám, vượn đen má hung Trung Bộ và mang lớn.

Điểm nổi bật, độc đáo chỉ có ở cao nguyên Kon Hà Nừng là hệ sinh thái phong phú, đa dạng, trong đó, đặc trưng là rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá rộng, rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá kim, rừng thưa thường xanh cây lá rộng, rừng thưa thường xanh cây lá kim, thảm cây bụi và các khu vực đất nông nghiệp, khu dân cư tính đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng các tỉnh Tây Nguyên.

Đặc biệt nhất là nguồn nước, cụ thể là nước mội. Đây là loại nước có được khi mưa rơi xuống tán rừng, rồi rơi xuống mặt đất rừng, ngấm dần trong đất, qua các lớp khoáng chất nằm sâu trong lòng đất. Các khoáng chất đã hòa vào nước thành các vi chất. Vì vậy, việc giữ rừng, giữ nước ở cao nguyên Kon Hà Nừng không chỉ cho người Gia Lai mà còn giữ cho cả khu vực lân cận. Giá trị quan trọng là nằm ở đó.

* P.V: Vậy để bảo tồn Khu DTSQ thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng một cách hiệu quả, cần chú ý đến những vấn đề gì, thưa Giáo sư?

- Giáo sư-Tiến sĩ NGUYỄN HOÀNG TRÍ: Để làm tốt công tác bảo tồn thì cần có sự kết nối về không gian và cảnh quan. Muốn sinh vật thực hiện tập tính vốn có của nó thì phải liên kết các vùng bảo tồn, trong đó, Kon Chư Răng và Kon Ka Kinh phải được kết nối một cách tự nhiên, để các loài lưu thông, giao lưu được với nhau. Việc kết nối 2 khu vực trước tiên phải có sự nỗ lực của địa phương, khôi phục các hệ sinh thái kết nối, như là trồng các cây bản địa.

Hai là phải có mối liên kết giữa con người và thiên nhiên, thể hiện ở việc rừng cung cấp các sản phẩm cho con người, bao gồm sản phẩm về nông nghiệp, về chăn nuôi, cung cấp thức ăn, dinh dưỡng, cây thuốc cho con người. Người dân tộc thiểu số đã sống phụ thuộc vào rừng từ rất lâu đời, bây giờ, nếu tiếp tục sống như thế thì cần có phương án vừa giữ rừng lại vừa khai thác rừng thì mới bảo tồn được. Điều đó đòi hỏi phải huy động sức lực của toàn hệ thống chính trị lẫn người dân.

mom-da-den-mot-diem-ngam-canh-tuyet-dep-niu-chan-du-khach-tren-hanh-trinh-chinh-phuc-dinh-kon-ka-kinh-anh-hoang-ngoc.jpg
Mỏm đá đen là một điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp níu chân du khách trên hành trình chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh. Ảnh: H.N

* P.V: Giáo sư đánh giá như thế nào về công tác bảo tồn tại Khu DTSQ cao nguyên thế giới Kon Hà Nừng thời gian qua của Gia Lai?

- Giáo sư-Tiến sĩ NGUYỄN HOÀNG TRÍ: Nhà nước đã triển khai các chương trình nghiên cứu về Tây Nguyên từ năm 1976 đến nay, gồm chương trình Tây Nguyên I, Tây Nguyên II, Tây Nguyên III và nhiều chương trình khác nữa. Qua đó, ngành chức năng xác định một trong những nhiệm vụ của Tây Nguyên là bảo vệ rừng. Điều này không ai rõ hơn là người dân địa phương. Mất rừng là mất sinh kế, dân đói thì việc phát triển bền vững không thành công.

Gia Lai phải tuyên truyền để người dân nhận thức được rừng là nguồn thực phẩm, nguồn thức ăn cho người dân, nhưng đồng thời chính người dân cũng phải bảo vệ rừng để bảo vệ sinh kế cho bản thân mình.

vung-loi-kon-ka-kinh-la-diem-den-hap-dan-nhung-du-khach-ua-thich-loai-hinh-du-lich-sinh-thai-anh-hoang-ngoc.jpg
Vùng lõi Kon Ka Kinh là điểm đến hấp dẫn những du khách ưa thích loại hình du lịch sinh thái. Ảnh: H.N

* P.V: Du lịch là một trong những trụ cột mà Gia Lai đang thúc đẩy khai thác, phát triển, trong đó, cao nguyên Kon Hà Nừng là một điểm đến hấp dẫn, hứa hẹn sẽ thu hút được lượng lớn khách du lịch. Vậy theo Giáo sư, việc phát triển du lịch có ảnh hưởng gì đến công tác bảo tồn tại khu DTSQ này không?

- Giáo sư-Tiến sĩ NGUYỄN HOÀNG TRÍ: Với chủ trương của UNESCO, du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái là một trong những hoạt động phát triển kinh tế-xã hội cần được đưa vào trong hoạt động của khu vực sinh quyển để tạo sinh kế cho người dân. Việc nghiên cứu các sinh kế, tạo sinh kế cho người dân là hết sức quan trọng, thậm chí trở thành hoạt động chính cho các cộng đồng trong khu vực. Điều đó được UNESCO đánh giá rất cao.

Song song với đó, du lịch sinh thái chỉ được phát huy khi gắn với công tác bảo tồn, gắn với trách nhiệm và duy trì hệ sinh thái bền vững, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư.

Nói đến du lịch sinh thái tức là nói đến cái tự nhiên, cảnh quan tự nhiên. Không thể nào phá hủy hệ sinh thái để phục vụ cho du lịch sinh thái. Nếu ta phá hủy hệ sinh thái để xây dựng thế hệ bê tông, nhân tạo thì không thể gọi là hệ sinh thái được. Do đó, một trong những chủ trương, yêu cầu, khuyến cáo của UNESCO là mỗi du khách, mỗi người dân đi du lịch phải có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Ví dụ ở Khu DTSQ quần đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng), người ta gắn nhãn mác hình con voọc của khu sinh quyển vào các chai nước mắm, chai mật ong. Khi mua các sản phẩm đó, nhìn thấy hình ảnh con vật, du khách cũng cảm thấy mình đã đóng góp vào việc bảo tồn loài voọc ở khu DTSQ này.

Trong vấn đề phát triển bền vững liên quan đến khu DTSQ thì du lịch sinh thái là một trong những hoạt động được chú trọng hàng đầu. Bởi phát triển du lịch sinh thái là vừa bảo vệ môi trường, vừa mang lại lợi ích cho người dân. Đây được đánh giá là một công cụ rất hữu hiệu cho phát triển và bảo tồn, là mô hình cho phát triển bền vững.

* P.V: Xin cảm ơn Giáo sư!

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.