Văn học nghệ thuật Gia Lai: Sáng tạo và cống hiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trải qua 50 năm sau ngày giải phóng, Văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai đã khẳng định vị thế vững vàng qua sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đã nỗ lực sáng tạo và cống hiến, vun bồi cho đời sống văn hóa tinh thần thêm phong phú.

“Đây không chỉ là dịp ghi nhận những thành tựu rực rỡ mà còn để suy ngẫm về những giá trị cốt lõi mà văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai đã gìn giữ và phát huy qua suốt nửa thế kỷ qua”-đó là nhận định của Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội VHNT tỉnh khi nhìn lại hành trình phát triển của một mảng màu chuyên biệt, vun bồi đời sống văn hóa tinh thần sau ngày thống nhất đất nước.

1d.jpg
Người dân tham quan triển lãm “Tây Nguyên trong hội họa Việt Nam” tại Bảo tàng tỉnh vào tháng 11-2024. Ảnh: P.D

Những năm tháng sau chiến tranh, Gia Lai đối mặt với vô vàn gian nan song cũng từ đó vươn lên mạnh mẽ, bồi đắp và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nơi đây.

Trải qua 50 năm, VHNT Gia Lai đã khẳng định vị thế vững vàng qua sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Những tên tuổi như họa sĩ Xu Man, nhà nghiên cứu văn hóa Rơ Mah Del, Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân La, Nghệ sĩ Ưu tú Thảo Giang và rất nhiều nghệ sĩ khác đã để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng công chúng. Tác phẩm của họ không chỉ phản ánh sinh động đời sống, con người Gia Lai mà còn làm nên biểu tượng của một vùng đất đầy tiềm năng; vừa góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống vừa tiếp nhận các yếu tố mới mẻ từ thế giới.

Cùng với đó, không thể không nhắc đến những tên tuổi khác như Văn Công Hùng, Phạm Đức Long, Hương Đình, Chử Anh Đào, Thu Loan (văn học); Lê Xuân Hoan, Ngọc Tường, Thảo Nam Giang, Phi Ưng (âm nhạc); Lê Hùng, Hồ Thị Xuân Thu, Mai Quý Ngọc, Nguyễn Chung, Nguyễn Vinh (mỹ thuật); Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm (múa); Trần Phong, Huy Tịnh, Phạm Dực, Hùng Hoa Lư, Nhất Hạnh, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Linh Vinh Quốc (nhiếp ảnh)…

Những nghệ sĩ ấy đã khắc họa nên bức tranh sống động về con người và văn hóa Tây Nguyên, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật không chỉ phong phú về mặt hình thức mà còn sâu sắc về nội dung, phản ánh sự đa dạng và đặc trưng của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây.

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu chia sẻ: Năm 2025 là tròn 40 năm bà đặt chân đến Gia Lai-quê hương thứ 2. Sống và vẽ về Tây Nguyên mấy mươi năm qua, từng đôi lần nữ họa sĩ muốn làm mới mình bằng những chủ đề khác ngoài chuyện làng, chuyện những người đàn bà, những lễ hội.

“Nhưng có gì đó cứ níu kéo tôi thủy chung với những mái nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, cây nêu, chiếc gùi, nếp áo thổ cẩm, ngọn núi, dòng suối, cánh rừng xanh, màu đất đỏ, bước chân lên rẫy của những người phụ nữ, đôi mắt và nụ cười của những em bé, tiếng trống, tiếng chiêng hùng tráng mênh mang của những người đàn ông, hương thơm và vị ngọt say mê từ những ghè rượu cần...”-họa sĩ Xuân Thu giãi bày.

22.jpg
Người dân tham quan triển lãm “50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất”. Ảnh P.D

Cũng là người đồng hành dài lâu trong nửa thế kỷ phát triển của nền VHNT Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Tịnh khẳng định: Nhiếp ảnh đã tham gia đắc lực vào hoạt động báo chí, lịch sử, văn hóa, bảo tồn bảo tàng, du lịch, quảng bá hình ảnh tỉnh nhà… Một trong những sự kiện nổi bật mà ông nhắc lại là vào những năm 90 của thế kỷ trước, các tay máy tỉnh nhà đã góp sức làm nên 3 bộ ảnh về vùng đất, con người, tiềm năng phát triển của Gia Lai gồm 200 tấm trưng bày tại Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh) nhằm góp phần kêu gọi đầu tư.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Tịnh thông tin: Hiện nay, chuyên ngành Nhiếp ảnh có 15 hội viên Trung ương, 19 hội viên thuộc Chi hội tỉnh. Bằng những tác phẩm chất lượng trong các cuộc thi khu vực, trong nước và quốc tế, chuyên ngành Nhiếp ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa-du lịch cũng như thế mạnh của tỉnh.

“50 năm qua, chúng tôi chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, từ phim đen trắng sang phim màu, từ thủ công sang công nghiệp rồi đến chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo… Vì vậy, cá nhân mỗi nghệ sĩ phải tự học hỏi để theo kịp sự phát triển”-ông Tịnh nhấn mạnh.

Góp một tiếng nói của tác giả trẻ trong hành trình phát triển của nền VHNT tỉnh nhà nửa thế kỷ qua, tác giả Lữ Hồng nhìn nhận: Những người viết trẻ Gia Lai may mắn được thụ hưởng những giá trị tốt đẹp của đời sống văn hóa-xã hội đã có căn cội lâu đời, được tiếp cận với các di sản văn học trong và ngoài nước; hơn hết là được hỗ trợ nhờ sự phát triển lớn mạnh của truyền thông và các nền tảng xã hội.

Lực lượng sáng tác trẻ Gia Lai những năm vừa qua đông đảo về số lượng và giàu tiềm năng về bút lực như: Hoàng Thanh Hương, Ngô Thanh Vân, Đào An Duyên, Lê Vi Thủy, Lê Thị Kim Sơn, Trương Thị Chung, Nguyễn Thị Thanh Thúy…

Nhận định văn trẻ đôi lúc chưa bắt kịp đổi thay thời cuộc, quê hương, đất nước, chưa chạm được vào nỗi niềm chung, thiếu sự đột phá… song tác giả Lữ Hồng tin tưởng: “Xin chớ vội hoài nghi, băn khoăn hay ngờ vực mà trước hết hãy dành cho văn học trẻ Gia Lai tình thương mến cùng lời động viên và niềm tin tưởng. Bởi mỗi cá thể trong nền văn học ấy đang từng ngày, từng giờ, bằng cách này hay cách khác nỗ lực góp sức mình cho nền VHNT Gia Lai. Tôi tin người viết trẻ tự biết mình phải làm gì để phát huy nội lực của bản thân thành trường lực bền bỉ”.

Theo nhận định của Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng, dù đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, VHNT Gia Lai vẫn đối mặt với những thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay như: sự phát triển quá nhanh của công nghệ, sự phai nhạt bản sắc văn hóa truyền thống cùng một số “rào cản” về cơ sở vật chất, nguồn lực sáng tạo…

“Vậy, làm thế nào để chúng ta bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời không ngừng sáng tạo và đổi mới? Câu trả lời có lẽ nằm ở sự kết hợp hài hòa giữa việc bảo tồn các giá trị cốt lõi và đón nhận các xu hướng mới.

Chúng ta cần xây dựng không gian sáng tạo, nơi các nghệ sĩ có thể giao lưu, học hỏi và phát triển, nhưng vẫn giữ vững bản sắc văn hóa địa phương. Đồng thời, sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức văn hóa và cộng đồng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng một nền VHNT Gia Lai vững mạnh, có khả năng đối mặt và vượt qua các thử thách của thời đại”-Phó Chủ tịch phụ trách Hội VHNT tỉnh đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.