Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

1. Khoảng 5 giờ sáng, khi màn đêm vẫn còn phủ lên thành phố, Pleiku đã thức giấc. Trong làn sương mù dày đặc, những quán cà phê nhỏ ở Bến xe Đức Long Gia Lai, ven đường Trường Chinh, Lê Duẩn… đã bắt đầu hoạt động.

Hương cà phê nồng đượm lan tỏa trong không gian se lạnh, hòa quyện cùng mùi thơm của những xe bánh mì. Ở đó, đón những người khách đủ thành phần. Khách xuống xe đang đói tạt vào gọi ổ bánh mì, thêm ly cà phê nóng hay người lao động ghé đến…

Tôi ghé vào một quán nhỏ trên đường Lê Duẩn. Chủ quán là một người đàn ông dân tộc Jrai, tự tay pha cho tôi 1 ly cà phê đen nóng. Sau khi nhìn biển số xe của tôi, có lẽ anh đoán tôi không phải là người ở phố núi nên nói như là một sự lý giải: “Pleiku buổi sáng lạnh. Nhiều lúc, sương mù trời, nhìn mê lắm, dày lắm. Uống cà phê nóng cho ấm người”.

Qua đôi lời trò chuyện, tôi được biết vợ chồng anh đã bán cà phê ở góc phố này nhiều năm nay, chứng kiến Pleiku từ một thị xã nhỏ bé trở thành thành phố sầm uất ngày nay.

Rời trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Bắc, Biển Hồ hiện ra như một bức tranh thủy mặc giữa cao nguyên. Mặt nước xanh biếc phản chiếu bầu trời, bao quanh là những đồi chè xanh mướt và rừng thông. Sở dĩ người Jrai gọi đây là “Biển Hồ” không chỉ vì diện tích mặt nước rộng lớn mà còn bởi những huyền thoại gắn liền với nó.

baogdfh.jpg
Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Pleiku là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như người Kinh, Jrai, Bahnar. Sự giao thoa văn hóa tạo nên một bức tranh đa sắc màu trong đời sống thường nhật của thành phố.

Từ một thị xã nhỏ bé, Pleiku chuyển mình trở thành một đô thị cao nguyên ngày càng thu hút khách du lịch. Những tòa nhà cao tầng mọc lên giữa phố, những con đường rộng thênh thang thay thế cho biết bao lối mòn đất đỏ năm xưa. Quảng trường Đại Đoàn Kết cùng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên đã trở thành biểu tượng mới của thành phố.

Lại nhớ những gì anh Nguyễn Hồng Sâm-một du khách từ TP. Hồ Chí Minh đã từng chia sẻ cùng tôi: “Pleiku khác quá sau hơn 10 năm tôi trở lại. Trước giải phóng, tôi đã từng ở đây. Cả thị xã khi đó chỉ có vài con đường chính. Nhà cửa thưa thớt. Giờ đây, nhìn thành phố ngày càng phát triển, tôi mừng lắm”.

Nếu Buôn Ma Thuột lâu nay được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam thì Pleiku cũng không kém phần quan trọng trong bản đồ cà phê Tây Nguyên. Những đồi cà phê trải dài. Xen với đó là những vườn hồ tiêu, cao su, các loại cây ăn quả như sầu riêng, chanh dây… tạo nên bức tranh nông nghiệp đặc trưng của vùng đất này.

Chị Nguyễn Thị Hồng-Chủ một vườn cà phê ở ngoại ô Pleiku-trò chuyện: “Cà phê Pleiku có vị đắng nhẹ, hậu vị và hương thơm đặc trưng nhờ thổ nhưỡng bazan màu mỡ và khí hậu cao nguyên trong lành. Mỗi năm, cứ đến mùa thu hoạch, cả vùng lại nhộn nhịp với tiếng cười nói của người hái cà phê”.

Ghé thăm một xưởng rang xay cà phê nhỏ trong thành phố, tôi được chứng kiến quy trình chế biến cà phê thủ công. Từ những hạt cà phê xanh được phơi khô đến công đoạn rang xay tỉ mỉ, tất cả đều được thực hiện với niềm đam mê và sự tự hào của người dân phố núi.

2. Khi mặt trời khuất dần sau những ngọn đồi, Pleiku như khoác lên mình tấm áo mới. Những con phố trung tâm như: Hùng Vương, Lê Lợi, Phạm Văn Đồng sáng rực ánh đèn.

Giới trẻ Pleiku tụ họp tại các quán cà phê, nhà hàng hay đơn giản là cùng nhau dạo quanh Công viên Diên Hồng đầy thơ mộng. Những đôi nam nữ sánh bước, các gia đình đưa con nhỏ đi dạo, những người già tập thể dục... tất cả hòa quyện trong một bức tranh đời thường đầy sức sống.

Dịp cuối tuần, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết còn có biểu diễn cồng chiêng, mang đến cho du khách những nét đẹp văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên.

Với những người con xa xứ, Pleiku luôn là nỗi nhớ khôn nguôi. Chị Nguyễn Thị Thương-một người con Pleiku đang sinh sống và định cư làm việc tại Canada-tâm sự: “Mỗi khi nghe ai nhắc đến Pleiku, mình như chững lại. Nhớ đủ thứ về một phố núi nghèo ngày xưa, những buổi sáng mù sương, những con dốc đất đỏ, nhớ mùi hương lá thông, nhớ những người lao động nghèo hiền hòa, hồn hậu nơi đây”.

Với vị trí chiến lược như đã từng được xác định là trung tâm của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, Pleiku đang có nhiều cơ hội phát triển. Thành phố đang từng bước xây dựng hình ảnh một đô thị xanh, thân thiện với môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa trong quá trình phát triển.

Dù Pleiku có đổi thay thì linh hồn của nó vẫn là những giá trị văn hóa bản địa và sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên. Đó là điều khiến Pleiku trở nên đặc biệt trong trái tim những người đã từng đến đây.

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

(GLO)- Gia Lai đang bước vào giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 19 ca mắc mới. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

null