Vạch trần âm mưu phục hồi FULRO, "Tin lành Đê-ga"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện Phú Thiện có diễn biến phức tạp. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của một bộ phận người dân tộc thiểu số, các đối tượng FULRO lưu vong ở nước ngoài đã tuyên truyền xúi giục phục hồi “Tin lành Đê-ga”, tổ chức họp nhóm với nhiều luận điệu xuyên tạc. Trước tình hình đó, lực lượng An ninh Công an huyện Phú Thiện đã tăng cường bám địa bàn, đấu tranh, đập tan âm mưu của bọn phản động.

Tối 13-3 vừa qua, hàng trăm người dân tại Plei Glung A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện đã đến theo dõi buổi kiểm điểm các đối tượng họp nhóm “Tin lành Đê-ga”. Đầu tháng 6-2016, 7 người dân tộc thiểu số tại Plei Glung A bị số đối tượng phản động ở nước ngoài xúi giục, chỉ đạo tổ chức họp nhóm trái phép, tuyên truyền xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Hành vi của các đối tượng đã bị lực lượng An ninh Công an huyện Phú Thiện phát hiện, kịp thời ngăn chặn. Tại buổi kiểm điểm, trước sự chứng kiến của dân làng và chính quyền địa phương, những người lầm lỡ đã hối lỗi, xin được tha thứ.  Ksor On (Plei Glung A) hối hận: “Xin chính quyền và bà con tha lỗi cho tôi. Tôi nghe theo Y Nglư tổ chức họp nhóm là sai. Tôi hứa từ nay không làm điều xấu, không nghe, không họp nhóm “Tin lành Đê-ga” nữa. Nếu vi phạm, tôi sẽ chịu tội trước bà con dân làng, trước pháp luật”.

 

Y Nglư (thứ 2 từ phải sang) cùng 6 người khác trong buổi kiểm điểm những người hoạt động FULRO, “Tin lành Đê-ga” tại Plei Glung A. Ảnh: L.A
Y Nglư (thứ 2 từ phải sang) cùng 6 người khác trong buổi kiểm điểm những người hoạt động FULRO, “Tin lành Đê-ga” tại Plei Glung A. Ảnh: L.A

Kẻ lôi kéo, kích động, tổ chức hoạt động trên là Y Nglư (tên thường gọi là Ama Roen, 49 tuổi, trú tại Plei Glung A, xã Ia Ake). Từng chấp hành án phạt tù 7 năm về tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, năm 2013, Y Nglư mãn hạn tù, trở về địa phương tiếp tục móc nối, cấu kết với một số đối tượng FULRO lưu vong ở nước ngoài. Những tháng đầu năm 2017, nghe lời Y Nglư xúi giục, 6 đối tượng gồm: Ksor On (41 tuổi), Ksor H’Hương (24 tuổi), Ksor Rôn (26 tuổi), Kpă Hiên (28 tuổi), Siu Sự (43 tuổi) và Ksor Mlốp (38 tuổi), cùng trú tại xã Ia Ake đã kêu gọi bà con tham gia hoạt động FULRO, “Tin lành Đê-ga”, liên tục kích động, chống phá chính quyền. Lợi dụng những dịp tập trung đông người như: đám cưới, đám ma… và thông qua mạng xã hội, các đối tượng đã gặp gỡ, xúi giục người làng họp nhóm, cầu nguyện với luận điệu xuyên tạc “nhà nước Đê-ga sắp thành công”.
 

Năm 2016, lực lượng An ninh Công an huyện Phú Thiện đã phối hợp đấu tranh, bóc gỡ 42 đối tượng FULRO, “Tin lành Đê-ga” tại 13 làng thuộc 7 xã trên địa bàn huyện và phá rã 1 khung ngầm “Tin lành Đê-ga” cấp làng.

Trước tình hình đó, lãnh đạo Công an huyện Phú Thiện đã báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh, chỉ đạo lực lượng An ninh phối hợp với Công an các đơn vị nghiệp vụ, chính quyền cơ sở, tăng cường bám địa bàn, triển khai biện pháp ngăn chặn với quyết tâm không để các đối tượng hình thành khung ngầm FULRO, “Tin lành Đê-ga”. Trung tá Mã Ngọc Lâm-Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Phú Thiện cho biết: “Trước những biến động về tình hình an ninh chính trị tại địa phương, lực lượng An ninh Công an huyện đã cử nhiều đợt cán bộ xuống địa bàn gần dân, bám làng, nắm tình hình, đồng thời tranh thủ những người có uy tín như: già làng, trưởng thôn cùng với chính quyền cơ sở tổ chức nhiều buổi gặp mặt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con. Từ đó có biện pháp tuyên truyền, giúp đỡ cụ thể để bà con không nghe và tin theo bọn phản động. Bên cạnh đó, sau nhiều lần tiếp xúc vận động, “tiếng nói” của những người từng lầm lỗi cũng là kênh thông tin được chia sẻ tích cực, giúp bà con hiểu, thấy rõ bản chất lừa phỉnh của các đối tượng FULRO lưu vong”.

Năm 2001, ông Ama Vân (trú tại Plei Glung A, xã Ia Ake) từng chấp hành án phạt tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc. Ngày trở về, nhìn thấy buôn làng nhiều đổi mới, trong khi đó điều kiện kinh tế gia đình mình lại rất khó khăn, người đàn ông Jrai bước qua tuổi 50 thấm thía lỗi lầm do mình gây ra. Ama Vân chia sẻ: “Bây giờ tôi hối hận lắm. Lúc trước nghe bọn nó ở nước ngoài nói theo “Tin lành Đê-ga” có nhà nước riêng, giàu hơn, sướng hơn mà có thấy gì đâu. Ở trong tù, tôi hỏi vợ có ai đến thăm, giúp đỡ gì không thì chẳng có ai hết. Tụi nó lừa mình, khi mình mắc lỗi bị đi tù thì nó bỏ mình. Nhớ vợ, thương con mà có làm được gì đâu. Nếu ở nhà thì kinh tế của tôi giờ này chắc chắn sẽ khá hơn rất nhiều. Mong bà con đừng nghe theo lời kẻ xấu, theo FULRO, “Tin lành Đê-ga” chẳng được gì hết, chỉ làm khổ bản thân và gia đình mình thôi”.

Ông Đoàn Văn Long-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Ia Ake cho biết: “Tự do tôn giáo là quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nhưng “Tin lành Đê-ga” không phải là tôn giáo. Đó là hoạt động chống phá chính quyền, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Những hoạt động đó phải bị nghiêm trị”.

Ngăn chặn tái hoạt động phục hồi FULRO, “Tin lành Đê-ga” là vấn đề lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. “Cùng với công tác tuyên truyền, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ từng bước nâng cao nhận thức trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục giúp đỡ, định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho những người từng lầm lỡ vay vốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”-ông Đoàn Văn Long khẳng định.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.