Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về đánh giá hiện trạng Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ và việc sử dụng quỹ đất trồng cao su của Công ty Quang Đức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tiếp tục các nội dung trả lời cử tri tại Báo cáo số 1081/UBND-NC của UBND tỉnh, Báo Gia Lai điện tử xin trích đăng nội dung trả lời về đánh giá hiện trạng Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ và việc sử dụng quỹ đất trồng cao su của Công ty Quang Đức.
B. ĐỐI VỚI CÁC KIẾN NGHỊ CỬ TRI TẠI KỲ HỌP THỨ 4 CỦA HĐND TỈNH
* BÁO CÁO SỐ 25/BC-HĐND NGÀY 10-12-2022
I- Cử tri huyện Đức Cơ
Kiến nghị:
Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, đánh giá lại hiện trạng, chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng, trang-thiết bị tại Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Kết quả giải quyết:
Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ là đơn vị y tế tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế; nhà làm việc của Trung tâm đã được đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng từ năm 2011; đến nay một số hạng mục cơ sở vật chất đã có ít nhiều xuống cấp, đặc biệt tường sơn lâu ngày bị bẩn và mốc, một số nhà vệ sinh bị hỏng... cần phải được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo công năng sử dụng và đảm bảo vệ sinh.
Để khắc phục tình trạng trên, năm 2022 đơn vị đã được bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để sửa chữa, tổng kinh phí đã được bố trí là: 555,3 triệu đồng; hiện tại đơn vị đang tiến hành các thủ tục sửa chữa, dự kiến hoàn thành trong tháng 8-2022. Về trang-thiết bị: Năm 2022 đơn vị được bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để bổ sung một số thiết bị cần thiết, kinh phí 1,34 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành mua sắm trong tháng 10-2022.
Ngoài ra, trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội thuộc lĩnh vực y tế, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 506/TTr-UBND ngày 18-3-2022 đăng ký danh mục dự án đầu tư với Bộ Y tế, trong đó có hạng mục đầu tư nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ, kinh phí 52 tỷ đồng (bao gồm xây lắp và bổ sung trang-thiết bị), hoàn thành trong giai đoạn 2022-2023.
Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ. Ảnh nguồn internet
Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ. Ảnh nguồn internet
Kiến nghị: 
Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng quỹ đất đã cho Công ty Quang Đức thuê khi chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ để sớm có biện pháp xử lý phù hợp, tránh tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả trong thời gian dài.
Kết quả giải quyết:
Dự án trồng cao su của Công ty Quang Đức được UBND tỉnh cho thuê đất theo Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 13-11-2012 về việc thu hồi 849 ha đất của Công ty cổ phần 30-4 Ia Pnôn và cho Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức thuê để tiếp tục thực hiện dự án đầu tư phát triển cây cao su đã được phê duyệt. Tổng diện tích: 849 ha; vị trí: tiểu khu 722, 723, 724 xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ.
Hiện trạng: 790 ha đất đã trồng cây cao su; 56,6 ha đất đường lô và 2,4 ha đất xây dựng nhà đội sản xuất. Dự án đầu tư trồng cao su được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 39121000058 ngày 19-5-2008 và chứng nhận thay đổi lần thứ 2 vào năm 2013; với mục tiêu và quy mô dự án: trồng và chăm sóc, khai thác mủ cao su phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Diện tích 790 ha đã trồng cao su này nằm trong diện tích 12.039 ha bị chết, kém phát triển đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT kiểm tra. Chính phủ thống nhất cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Văn bản số 5686/VPCP-NN ngày 15-6-2018 của Văn phòng Chính phủ về kết quả kiểm tra diện tích cao su chết kém phát triển trên địa bàn tỉnh. Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện tại Văn bản số 6927/BNN-TCLN ngày 6-9-2018 về việc chuyển đổi cây trồng trên diện tích cao su chết và kém phát triển.
Từ năm 2018 đến nay, Công ty đã thuê Viện Nghiên cứu lâm nghiệp Tây Nguyên (Ekamat) khảo sát lấy mẫu kiểm tra thí nghiệm để đánh giá hàm lượng dinh dưỡng, đánh giá sự phù hợp báo cáo cấp thẩm quyền về giải pháp chuyển đổi vườn cây. Công ty đã tiến hành trồng thử nghiệm, thí điểm một số loài cây ngắn ngày như cây bắp, cây mía, cây mì, cụ thể, Công ty đã trồng thử nghiệm 120 ha mía, 80 ha mì, diện tích còn lại cây cao su công ty đang quản lý. Kết quả ban đầu cho thấy điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với sự phát triển của cây mía, cây mì và cây bắp, Công ty đang tiến hành đánh giá kết quả thực hiện. Công ty cam kết trong quý III-IV/2022 sẽ hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở đánh giá hiệu quả trồng thử nghiệm.
GLO

Có thể bạn quan tâm

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.