Ưu tiên nguồn vốn xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Prông đã tập trung mọi nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo và gia đình chính sách. Qua đó, nhiều hộ đã có nơi ở ổn định, yên tâm phát triển kinh tế gia đình.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 mới xây, ông Siu Glúp (làng Hát, xã Ia Pia) vui mừng cho biết: “Tôi là bệnh binh, sức yếu, nhà có 5 người con, đất sản xuất ít nên cuộc sống khó khăn. Nhiều năm nay, vợ chồng và 3 đứa con sống trong ngôi nhà tạm đã xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi khi có mưa lớn, gia đình đều thấp thỏm lo sợ vì không biết nhà sẽ đổ lúc nào. Nay được chính quyền địa phương và các Mạnh Thường Quân hỗ trợ xây cho căn nhà mới, tôi rất vui. Có nhà mới, gia đình sẽ cố gắng lao động để có cuộc sống tốt hơn”. Được biết, ngôi nhà của ông Glúp được xây dựng có diện tích hơn 45 m2 với tổng kinh phí 62 triệu đồng, trong đó, BIDV Phố núi ủng hộ 50 triệu đồng, các cơ quan và người thân hỗ trợ thêm 12 triệu đồng cùng ngày công xây dựng.
Huyện Chư Prông có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số và gia đình chính sách chưa đạt tiêu chí nhà ở trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, huyện đã nỗ lực huy động các nguồn xã hội hóa để xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đặc biệt, huyện chú trọng triển khai thực hiện Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 19-3-2013 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 12-10-2015 của UBND tỉnh về phê duyệt bổ sung danh sách và kinh phí Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Theo các quyết định này, huyện Chư Prông có 411 hộ được hỗ trợ về nhà ở, trong đó, xây mới 344 căn, sửa chữa 67 căn với tổng kinh phí thực hiện hơn 15 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã xây mới, sửa chữa xong nhà và bàn giao cho người dân sử dụng. Cùng với đó, theo quy định tại Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 6-7-2016 của UBND tỉnh về hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo giai đoạn 2011-2015, huyện Chư Prông có 440 hộ đủ điều kiện được hỗ trợ. Hộ xây nhà mới được vay ưu đãi 40 triệu đồng, hộ sửa chữa nhà được vay 20 triệu đồng. Tổng nguồn vốn mà các hộ vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là 4,2 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện cũng thực hiện xã hội hóa và huy động từ các doanh nghiệp hơn 4 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa hơn 200 căn nhà cho các hộ nghèo.
Bàn giao nhà cho gia đình ông Siu Glúp (làng Hát, xã Ia Pia). Ảnh: T.T
Bàn giao nhà cho gia đình ông Siu Glúp (làng Hát, xã Ia Pia). Ảnh: T.T
Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Trọng Mỹ-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Prông-cho biết: Thời gian qua, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần ổn định đời sống người dân. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn 880 nhà tạm, nhà dột nát cần sửa chữa. “Chúng tôi đang triển khai xây dựng 4 căn nhà cho người dân. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ giúp đỡ huyện xây dựng 10 căn nhà cho các hộ tại xã Ia Lâu. Ngoài ra, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng đã cam kết từ nay đến cuối năm sẽ hỗ trợ xây dựng mới 50 căn nhà cho người dân. Cùng với đó, Mặt trận, các đoàn thể và các địa phương kêu gọi giúp đỡ để xây dựng và sửa chữa hơn 50 ngôi nhà”.
Điểm đáng chú ý trong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện Chư Prông đó là chính quyền một số xã đã giúp người dân hợp đồng với các đại lý để mua vật liệu xây dựng giá rẻ, kết hợp nhiều gia đình cùng mua, cùng vận chuyển để tiết giảm chi phí. Bên cạnh đó, một số hộ tận dụng lại khung nhà cũ chất lượng còn tốt, chỉ xây tường bao che, cải tạo hoặc làm mới phần mái, nền để giảm chi phí xây dựng.
Bà Trần Thị Thu Hiền-Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn-cho biết: “Những năm qua, chúng tôi luôn xác định việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là trách nhiệm của cả cộng đồng. Tuy nhiên, vai trò của chủ hộ vẫn rất quan trọng, người dân phải ý thức được việc vươn lên thoát nghèo để có cuộc sống ấm no, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại. Chính vì thế, từ năm 2018 đến nay, xã đã xóa được 7 nhà tạm, nhà dột nát. Hiện nay, trên địa bàn xã còn 19 nhà tạm, nhà dột nát. Địa phương sẽ huy động các nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ xóa nốt số nhà tạm, nhà dột nát này trong thời gian tới”.
THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.