UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo tăng cường tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 19-10, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 2860/UBND-KGVX về tăng cường công tác quản lý, tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Trong thời gian gần đây, trên toàn quốc liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn, sự cố nghiêm trọng đặc biệt là nhiều vụ tai nạn lao động liên quan đến vi phạm các quy định pháp luật trong quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; an toàn làm việc trong không gian hạn chế; người sử dụng lao động, người lao động vi phạm các quy định trong cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân không phù hợp, không đảm bảo chất lượng, người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát).

Người lao động Công ty Thủy điện Ia Ly yên tâm làm việc khi được quan tâm chăm lo các chế độ bảo hộ lao động. Ảnh: Đ.Y
Người lao động Công ty Thủy điện Ia Ly yên tâm làm việc khi được quan tâm chăm lo các chế độ bảo hộ lao động. Ảnh: Đ.Y

Để phòng ngừa xảy ra các vụ tai nạn lao động tương tự, triển khai Công văn số 4346/LĐTBXH-CSLĐ ngày 16-10-2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường quản lý, tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ, UBND tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong quản lý ATVSLĐ, đặc biệt kiểm tra đối với các đơn vị, doanh nghiệp có môi trường làm việc trong không gian hạn chế phải xây dựng biện pháp, phương án làm việc theo QCVN 34:2018/BLĐTBXH; kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật trong trang cấp, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Đồng thời, hướng dẫn cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong quản lý ATVSLĐ trên địa bàn quản lý.

Cùng với đó, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong quản lý ATVSLĐ trong khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền quản lý.

Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tích cực phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong quản lý ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh chủ động thông tin, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATVSLĐ.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo hướng dẫn của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các sở, ngành của tỉnh, phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức việc tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn quản lý.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.