Tuyên truyền phòng ngừa "tín dụng đen” cho 100 hội viên, phụ nữ huyện Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 7-5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội LHPN huyện Ia Grai truyền thông tín dụng an toàn, góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 Chi hội trưởng, hội viên nòng cốt, phụ nữ dân tộc thiểu số trong huyện.

Tại buổi truyền thông, học viên được nghe báo cáo viên của Hội LHPN tỉnh thông tin các nội dung như: thực trạng “tín dụng đen”; các hình thức quảng cáo dịch vụ cho vay; thủ đoạn cho vay và đòi nợ của hoạt động “tín dụng đen”; hậu quả, cách phòng tránh và trách nhiệm của Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh trước vấn nạn “tín dụng đen”; hướng dẫn cách tiếp cận các chương trình tín dụng chính sách, cách lập và quản lý chi tiêu khoa học, hợp lý; tham gia các hình thức tiết kiệm tại hộ gia đình.

Ra mắt CLB “phụ nữ nói không với tín dụng đen” xã Ia Hrung. Ảnh: Minh Thoan

Ra mắt CLB “phụ nữ nói không với tín dụng đen” xã Ia Hrung. Ảnh: Minh Thoan

Thông qua buổi truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, phòng ngừa “tín dụng đen” cho hội viên phụ nữ; giúp chị em hiểu biết về giao dịch, vay mượn, sử dụng vốn an toàn, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Dịp này, Hội LHPN xã Ia Hrung đã ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” gồm 25 thành viên, trong đó, Ban chủ nhiệm có 3 thành viên.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.